Sự kiện nổi bật
Tag: xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản phẩm ocop du lịch
Tuyên Quang: Phát triển du lịch nông thôn tạo đòn bẩy xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Quyết định 922/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách để phát triển du lịch góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.
Làng nhỏ - Mô hình du lịch nông nghiệp tự nhiên kết hợp nghệ thuật - kiến trúc cảnh quan
Bằng việc kết hợp nghệ thuật - kiến trúc cảnh quan với thiên nhiên và nông nghiệp, mô hình du lịch Làng Nhỏ đã đưa du lịch nông thôn lên tầm cao, trở thành điểm nhấn cảnh quan du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Naturalife nhà phát triển du lịch thiên nhiên - du lịch nông thôn đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, đưa Làng nhỏ, (thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào khai thác một cách có hiệu quả, vừa thay đổi diện mạo quê hương, vừa mang lại nguồn thu nhập mới cho người dân quanh vùng thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch.
Cát Mộc Farm – Điểm nhấn trong du lịch nông thôn tại Quảng Ngãi
Mô hình du lịch xanh Cát Mộc Farm tại thôn Tân Phong, xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào khai thác từ cuối năm 2022 đã thu hút đông đảo du khách, đem lại làn gió mới cho một vùng quê. Đây cũng là ví dụ điển hình của mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề gốm Hương Canh trong phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, làng gốm tuy đổi mới nhưng vẫn còn giữ nguyên được nét đẹp mộc mạc, bình dị đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.
Hồng Vân (Hà Nội): Phát triển du lịch gắn với nông thôn mới bền vững
Phát triển nông thôn mới toàn diện gắn kết với phát triển du lịch không chỉ tạo sinh kế cho người dân mà còn kích thích phát triển nông nghiệp sạch, phát triển kinh tế nông thôn. Nằm dọc bên bờ sông Hồng, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn nhằm khai thác tối đa những nét đặc trưng riêng của vùng ven đô giàu bản sắc văn hóa, truyền thống cách mạng.
Hà Giang phát huy giá trị tài nguyên, bản sắc văn hóa - xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu trong phát triển nông thôn mới
Hà Giang là một tỉnh biên giới miền núi Bắc, có Cao Nguyên đá Đồng Văn, với nhiều cảnh quan tự nhiên, tính nguyên sơ. Hơn thế Hà Giang còn là tỉnh có tới 19 dân tộc anh em cùng chung sống, giàu bản sắc, kiến trúc bản địa, phong tục tập quán, lễ hội được bảo tồn, lưu giữ một cách đậm nét của các bản làng đặc trưng khu vực miền núi. Từ mảnh đất khô cằn chỉ có núi đá, Hà Giang đã bắt tay vào công cuộc xây dựng phát triển du lịch từ rất sớm, cho nên đến nay tỉnh đã xây dựng được tuyến hệ thống du lịch từ tỉnh đến xã, liên kết tuyến, vùng, thâm chí thương hiệu “du lịch Hà Giang” còn vươn tầm quốc tế. Trong đó không thể không kể tới hệ thống du lịch làng - bản do chính nông thôn mới tạo dựng, khơi dậy được nhiều giá trị bản sắc, từ con người cho đến các giá trị về văn hóa truyền thống.
Bắc Ninh: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản phẩm OCOP du lịch
(Xây dựng) – Trong quá trình triển khai Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Ninh xác định OCOP du lịch là một bước đi quan trọng với nhiều tiềm năng, lợi thế, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm OCOP trở thành một trong những chủ lực phát triển du lịch, góp phần nâng cao kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Thanh Hóa: Phát triển du lịch sinh thái góp phần xây dựng nông thôn mới tại Pù Luông
Pù Luông là một trong những đỉnh núi cao nhất thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Thanh Hóa, sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và sự hùng vĩ bởi những ruộng bậc thang xanh ngát, độc đáo. Từ những lợi thế, tiềm năng sẵn có của tạo hóa, nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng tại vùng núi đại ngàn Tây Bắc, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến mỗi năm, giúp bà con giảm nghèo bền vững, đồng thời đóng góp nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Khám phá bản làng xinh đẹp tại Bản Sưng
Du lịch cộng đồng đã và dang tạo sinh kế bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình thoát nghèo, vươn lên làm giàu gắn với xây dựng nông thôn mới. Loại hình du lịch này không chỉ được xem như “thỏi nam châm” thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm tại tỉnh Hòa Bình mà còn là “át chủ bài” tạo sinh kế bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Pả Vi Homestay – Mô hình lưu trú độc đáo cho du lịch vùng cao
Du lịch nông thôn được Hà Giang xem như “mỏ vàng” trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân miền cực Bắc. Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh quan thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn hữu tình, đặc biệt là sự mến khách của người dân… Ở đó, luôn có những “điểm nhấn” tạo được sức hút với nhiều du khách trong và ngoài nước khi lên vùng cao núi đá Mèo Vạc. Toàn bộ làng được quy hoạch theo phong cách kiến trúc của người dân tộc Mông để phát triển du lịch. Pả Vi Homestay là ngôi nhà nằm trong làng, được bao bọc bởi dãy núi cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc.