Chuyên đề

Nông nghiệp đô thị trên thế giới gắn với phát triển kinh tế đô thị và bảo vệ hệ sinh thái môi trường

Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình thành loại hình nông nghiệp mới của nhân loại - Đó chính là nông nghiệp đô thị (NNĐT). Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này.

Nhà cộng đồng – “kiến trúc hạnh phúc”

Nhà Cộng đồng Chiềng Yên, là công trình mang được tính triết lý “kiến trúc hạnh phúc” của KTS Hoàng Thúc Hào – người nghệ sĩ tận tâm mang đến những không gian thân thiện với môi trường, và đặc biệt, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi dự án.

Tạo dựng kiến trúc đô thị thích ứng với BĐKH

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên diện rộng khắp cả nước, đô thị cần được tạo dựng tính thích ứng để có thể phát triển bền vững. Bên cạnh công tác quy hoạch, một trong các yếu tố cần được tính đến là tính thích ứng với BĐKH của công trình kiến trúc. Các công trình kiến trúc tại các đô thị, đặc biệt là các công trình cao tầng cần được thiết kế có tính thích ứng cao với các tác động của BĐKH tại các đô thị bao gồm: ngập úng, hiện tượng đảo nhiệt đô thị, gió – bão trong đô thị và bức xạ nhiệt. Cần có các nghiên cứu đánh giá cụ thể về tác động cũng như đề xuất các giải pháp thiết kế được cụ thể hóa thể hiện lồng ghép trong các hệ thống quy chuẩn – tiêu chuẩn thiết kế công trình đô thị ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.

Đô thị & biến đổi khí hậu: Những dịch chuyển trong tương lai gần

Theo dự báo, biến đổi khí hậu (BĐKH) Việt Nam – một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong vài thập niên tới theo những kịch bản sau: mực nước biển dâng, bão lớn, lũ lụt, xói lở… đặc biệt tại các vùng ven biển. Các đô thị không chỉ là một phần nguyên nhân gây ra các vấn đề BĐKH, mà còn đóng vai trò là một nhân tố giải pháp quan trọng để ứng phó. Bài viết sẽ trình bày vắn tắt về đô thị thích nghi và giảm thiểu tác động với BĐKH như một phương thức có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc ứng phó với BĐKH.

Tác động tích cực nào cho sự phát triển nền kiến trúc Việt Nam đương đại?

Cũng như mọi nguồn tài nguyên quốc gia, nghệ thuật kiến trúc Việt Nam luôn được quan tâm thúc đẩy phát triển sao cho tích cực và đúng hướng. Vừa qua, Luật Kiến trúc đã chính thức đi vào cuộc sống (1/7/2020). Tất cả nhằm cải thiện ngày càng tốt hơn môi trường làm nghề để kiến trúc có sự phát triển đúng hướng, lành mạnh, tiếp tục tạo dựng những giá trị mới cho nền kiến trúc Việt Nam đương đại. Việc ghi nhận và tôn vinh những nghiên cứu phát hiện giá trị các công trình kiến trúc nhiều thể loại đã được xây dựng có giá trị trong những mốc thời gian nhất định một cách nghiêm túc là cần thiết và sẽ góp phần vào việc đánh giá, nhận dạng và thúc đẩy những giá trị kiến trúc nền tảng cần được tiếp nhận và phát huy theo những lớp thời gian.

Chung tay xây dựng dự án điểm nhà ở xã hội chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế tại Quảng Ninh

Dự án Khu nhà ở xã hội Đồi Ngân Hàng với cụm công trình bao gồm 3 toà nhà được thiết kế hiện đại, hoà cùng với không gian cảnh quan tại vị trí đắc địa trên một quả đồi, ngay sát cạnh khu vực các cơ quan hành chính của TP Hạ Long, Quảng Ninh có một ý nghĩa đặc biệt, đem lại môi trường sống chất lượng cao cho người lao động có thu nhập thấp nơi đây. 

Lâm Đồng: Nhận diện lối đi riêng tạo “đòn bẩy” đưa du lịch Bảo Lộc cất cánh?

Quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 đã xác định xây dựng TP Bảo Lộc trở thành thành phố thông minh; là đầu mối giao thông về đường bộ của vùng, trở thành một điểm đến hấp dẫn phía Nam của tỉnh. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng Ths.KTS Nguyễn Ngọc Huy, Viện Kiến trúc Quốc gia - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu và tư vấn quy hoạch cho tỉnh Lâm Đồng, nhằm chia sẻ những góc nhìn về định hướng phát triển TP Bảo Lộc, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, gợi mở một số vấn đề địa phương cần lưu ý, những lời khuyên thiết thực dành cho nhà đầu tư khi có mong muốn phát triển tại mảnh đất đầy tiềm năng này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tu bổ, tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung: Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, kiến trúc xứ Đoài

Đền Thượng, đền Trung, tọa lạc tại hệ thống núi Ba Vì, núi Tản, là 02 công trình nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) - vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của nhân dân ta, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường, qua thời gian, một số hạng mục công trình tại di tích đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Xây dựng cơ sở dữ liệu kiến trúc trong thời đại công nghệ số

Kiến trúc là tài sản của cả cộng đồng và xã hội, có vai trò quan trọng đối với diện mạo đô thị, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng vùng miền hoặc mỗi đô thị. Hoạt động hành nghề kiến trúc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Quản lý công trình kiến trúc có giá trị từ kinh nghiệm quốc tế đến định hướng thực tiễn tại Việt Nam

Hiện nay, theo Luật Kiến trúc 2019 và Nghị định 85/2020/NĐ-CP, công trình kiến trúc có giá trị bao gồm cả công trình đã được xếp hạng và công trình chưa được xếp hạng đều là đối tượng cần được quản lý và bảo tồn, phát huy các giá trị như là các công trình di sản văn hóa, là vốn quý và cơ sở căn bản quan trọng để tạo lập bản sắc trong đổi mới và tái tạo đô thị, cũng như phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đào tạo tiến sĩ kiến trúc trong giai đoạn mới tại Viện Kiến trúc Quốc gia

Viện Kiến trúc Quốc gia với quá trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc trong vòng 20 năm qua đã có nhiều thay đổi để đáp ứng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực kiến trúc. Nghiên cứu sinh tại Viện Kiến trúc Quốc gia cần trang bị kiến thức chuyên sâu về ngành kiến trúc, sự sáng tạo trong thiết kế và khả năng nghiên cứu hiệu quả. 

Hà Nội: Khó có lời giải chung cho việc cải tạo chung cư cũ

“Cải tạo chung cư cũ Hà Nội" là cụm từi được nhắc đến từ 30 năm trước nhưng sau 20 năm mới thực hiện cải tạo được khoảng 1,2 % (19/1.579) chung cư cũ. Nguyên nhân nào khiến thực trạng bàn từ rất lâu, rất nhiều nhưng làm được lại còn nhỏ giọt?

Kiến trúc bản địa trước sự xâm lấn của kiến trúc ngoại lai – Góc nhìn từ TP HCM

Khi cả nước đang trong quá trình hội nhập, khái niệm kiến trúc “ngoại nhập” là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc đô thị và cần được hiểu theo ý nghĩa tích cực tránh việc hiểu lầm là “bài ngoại”. Tuy nhiên, để phát huy được những yếu tố tích cực của xu hướng kiến trúc ngoại nhập, hạn chế các tiêu cực của kiến trúc “ngoại lai” trong kiến trúc đô thị, cần làm sáng tỏ hơn những quan niệm của xã hội trong thời gian qua về xu hướng – quá trình hội nhập, cũng như các đóng góp định hướng quản lý phát triển kiến trúc tại Việt Nam trước cách nhìn nhận này.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi