Du lịch Lâm Bình hiện thực hóa khát vọng “nông thôn là nơi đáng sống”

Du lịch Lâm Bình hiện thực hóa khát vọng “nông thôn là nơi đáng sống”

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách phù hợp, mở cửa khuyến khích đầu tư vào du lịch. Những kết quả ban đầu trong phát triển du lịch nông thôn đã góp phần thay đổi diện mạo, tư duy, đời sống của người dân địa phương.
10:35, 13/12/2023

Điểm đến văn hoá hấp dẫn

Tháng 5 vừa qua, làng văn hóa du lịch Nà Tông, xã Thượng Lâm  là 1 trong 130 bản làng du lịch của 11 nền kinh tế APEC được Ban Thư ký APEC chọn quảng bá giới thiệu du lịch trên website APEC. Nà Tông là điểm du lịch đón lượng khách đông nhất trên địa bàn huyện Lâm Bình.

Làng văn hóa du lịch Nà Tông, xã Thượng Lâm  là 1 trong 130 bản làng du lịch của 11 nền kinh tế APEC được Ban Thư ký APEC chọn quảng bá giới thiệu du lịch trên website APEC

Nà Tông được du khách biết đến bởi những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày. Từ năm 2015, trong thôn đã bắt đầu xuất hiện hộ gia đình phát triển du lịch cộng đồng, thấy được hiệu quả kinh tế đem lại từ việc phát triển loại hình du lịch này, đến nay đã có 15 hộ gia đình trong thôn đầu tư cơ sở vật chất để làm du lịch. Tựa mình bên dãy núi đá vôi trùng trùng điệp điệp, nghiêng soi bên hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình, những homestay được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày khiến du khách cảm thấy thích thú. 

Chị Bùi Thị Thu, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, đây là lần đầu gia đình mình đến du lịch ở Nà Tông. Mình rất ấn tượng về những trải nghiệm văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào cùng với sự hiếu khách, nhiệt tình của họ. Gia đình mình có những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi thực sự ở nơi có không khí trong lành, thiên nhiên rất nguyên sơ và hùng vĩ thế này. Chắc chắn mình sẽ quay lại đây thêm nhiều lần nữa.

Đến nay, toàn thôn Nà Tông đã thành lập 12 đội văn nghệ để biểu diễn phục vụ du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các nghề truyền thống như: dệt vải, thêu hoa văn trên trang phục dân tộc, cùng với đồ trang sức bằng bạc như hoa tai, vòng cổ, vòng tay, khăn quấn đầu, làm cốm, bánh dày cũng được khôi phục, vừa có thể bảo tồn, phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật, vừa có thể phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Thông qua đó, giúp khách du lịch được trải nghiệm các dịch vụ thân thiện với môi trường, thiên nhiên.

Bình minh trên hồ sinh thái Lâm Bình

Ngoài ra, tại Lâm Bình, sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch Homestay 99 ngọn núi, xã Thượng Lâm là sản phẩm đầu tiên của huyện đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao luôn là điểm du lịch hút khác.  Homstay này đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe nhất về cơ sở vật chất, an toàn thực phẩm; sở hữu trí tuệ....

Đặc biệt, dịch vụ tắm lá thuốc là một trong những hoạt động du khách ưa thích nhất khi đến điểm du lịch Homestay 99 ngọn núi xã Thượng Lâm. Bài thuốc của bà con các dân tộc nơi đây có thành phần phong phú với hàng chục loại thảo dược hòa quyện lại với nhau, trong đó có các loại cây quý hiếm giúp du khách thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết, thải độc cơ thể, xua tan mệt mỏi, giảm đau nhức xương khớp và đặc biệt là giúp an thần, tĩnh tâm.

Lâm Bình sở hữu cảnh sắc tươi đẹp với hệ thống núi non trùng điệp, hùng vĩ, soi với hệ sinh thái đa dạng, nhiều động - thực vật quý hiếm. Huyện có diện tích rừng che phủ lên đến 75%,cùng diện tích hồ Tuyên Quang rộng trên 8.000ha, nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, trong đó phải kể đến: Danh thắng Quốc gia 99 ngọn núi Thượng Lâm huyền thoại, nơi được coi là Vịnh Hạ Long cạn giữa đại ngàn; Phong cảnh, núi non Khuôn Hà, Lăng Can, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Xuân Lập, Phúc Yên; hòn Cọc Vài (cọc buộc trâu của chàng Khổng lồ Tài Ngào).

Ngoài ra, huyện có một quần thể hang động rộng lớn, nguyên sơ và nhiều các di tích lịch sử, khảo cổ, tâm linh. Đặc biệt “hồn cốt” của du lịch Lâm Bình còn bắt nguồn từ sức hút văn hóa riêng có, khác biệt của một địa phương có tới hơn 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo hết sức lý thú và hấp dẫn du khách. Nhiều sản phẩm, món ăn đặc sản được du khách yêu thích như: mật ong, nấm hương rừng, chè Khau mút, rượu ngô, thắng cố, mèn mén, thịt chua, cá chua… Với tiềm năng sẵn có Lâm Bình được xác định là tuyến điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang bởi du khách có thể đến đây cả bốn mùa trong năm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Từ phát triển du lịch mà nhiều gia đình có thu nhập ổn định. Anh Hoàng Văn Tọng, chủ homestay Hoàng Tuấn, Giám đốc HTX Hoàng Tuấn (thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm), cho biết, gia đình bắt đầu làm du lịch từ năm 2014. Trong quá trình thực hiện, gia đình được chính quyền hỗ trợ chỉnh trang nhà cửa, nhà vệ sinh, chăn ga, màn, đệm, hỗ trợ tập huấn về kỹ năng làm du lịch. Hiện, gia đình có thể đón 60 khách/ngày. Ngày đông lên tới 100-200 khách, lúc đó gia đình chia sẻ khách sang các gia đình bên cạnh. Từ đầu năm đến nay, trừ chi phí, gia đình thu lãi hơn 100 triệu đồng. Những ngày đông khách, gia đình thuê 7-8 người trong thôn tới phụ giúp, với ngày công 300.000 đồng/người.

Không gian trưng bày, bày bán sản phẩm thổ cẩm của Hợp tác xã Thổ cẩm Lâm Bình

Có nguồn thu từ du lịch, đời sống đồng bào DTTS ở Lâm Bình ngày càng nâng cao, góp phần chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững là mục tiêu của Quyết định số 922/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, Lâm Bình duy trì 3 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (Thượng Lâm, Khuôn Hà, Thổ Bình) trong đó xã Thượng Lâm đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Xác định du lịch là 1 trong 2 khâu đột phá, hai năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng.

UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình, kế hoạch của cấp ủy; triển khai thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Huy động vốn, thu hút đầu tư, từng bước phát triển kinh tế du lịch tập trung tại các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Sơn, thị trấn Lăng Can và khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Lập hồ sơ, trình tỉnh công nhận điểm du lịch thôn Bản Biến (Phúc Sơn). Đến nay, huyện có 5 điểm được công nhận điểm du lịch cộng đồng.

Năm 2022, huyện Lâm Bình đã đón gần 170 nghìn lượt du khách, vượt kế hoạch đề ra; tổng doanh thu xã hội về du lịch ước đạt gần 200 tỷ đồng. Tính đến tháng 11/2023 huyện đã thu hút trên 191 nghìn lượt khách đạt hơn 100% kế hoạch.

Ông Cao Văn Minh - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lâm Bình chia sẻ,Huyện xác định trước mắt cần đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất, nhân lực đặc biệt là hệ thống homestay. Năm 2022, huyện hỗ trợ 6 hộ dân, mỗi hộ 80 triệu đồng đầu tư homestay, hỗ trợ 5 đội văn nghệ homestay, mỗi đội 70 triệu đồng. Năm 2023, một số hộ dân trên địa bàn có nhu cầu làm homestay tiếp tục làm hồ sơ để trình duyệt hỗ trợ.

Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch có hệ thống, bài bản, thực hiện chỉnh trang khuôn viên nhà ở, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Các nhà bố trí gian đón khách, công trình vệ sinh đạt chuẩn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như nếp nhà, trang phục, tiếng nói, chữ viết, dụng cụ sản xuất sinh hoạt, tâm linh tín ngưỡng...

Những kết quả ban đầu trong phát triển du lịch nông thôn đã góp phần thay đổi diện mạo, tư duy, đời sống của người dân địa phương. Chính quyền và người dân huyện Lâm Bình đang nỗ lực tạo ra các giá trị mới trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng hình ảnh du lịch Lâm Bình luôn cởi mở, thân thiện trong tâm trí du khách, từng bước hiện thực hóa khát vọng “nông thôn là nơi đáng sống, nơi để tìm về!”.

Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với 10 chính sách hỗ trợ gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ tối thiểu cho nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay); hỗ trợ mua sắm thiết bị thu gom rác thải, nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ mua nhà vệ sinh công cộng tại các khu du lịch; hỗ trợ đội văn nghệ phục vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm dừng chân phục vụ khách du lịch; hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà truyền thống của dân tộc thiểu số, xây dựng nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, mua, đóng mới tàu cao tốc, tàu chở khách du lịch, ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; hỗ trợ chi phí đào tạo nghiệp vụ du lịch; hỗ trợ sản xuất mẫu sản phẩm lưu niệm mới phục vụ du lịch nhằm hướng đến phát triển du lịch cộng đồng để phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nông nghiệp các địa phương trên địa bàn tỉnh theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi