Bắc Ninh: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản phẩm OCOP du lịch

(Xây dựng) – Trong quá trình triển khai Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Ninh xác định OCOP du lịch là một bước đi quan trọng với nhiều tiềm năng, lợi thế, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm OCOP trở thành một trong những chủ lực phát triển du lịch, góp phần nâng cao kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn.
08:00, 27/11/2023
Uỷ viên Dự khuyết TW Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn (thứ 2 từ trái sang) tham quan các sản phẩm OCOP cấp tỉnh. (Ảnh: vietnamhoinhap.vn).

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa, khoa bảng, xứ sở của lễ hội, quê hương của nhiều thủy tổ, nơi có 4 di sản văn hóa của nhân loại được UNESCO vinh danh. Nơi đây còn được gọi là vùng đất trăm nghề với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề gốm Phù Lãng, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng nghề mây tre đan Xuân Hội, làng nghề đúc đồng Đại Bái… Bên cạnh đó, có 2 con sông lớn chảy qua đó là sông Cầu và sông Đuống, cung cấp lượng phù sa lớn, hình thành bãi bồi rộng hàng nghìn hecta vô cùng màu mỡ, tạo nên những vùng trồng cây ăn quả, những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng… Từ những điều kiện thuận lợi được thiên nhiên ban tặng, tỉnh Bắc Ninh đã phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái…

Toàn tỉnh hiện có 65 làng nghề, gồm: 41 làng nghề truyền thống, 24 làng nghề mới, tập trung ở các huyện Yên Phong, Thuận Thành, Thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh. Hoạt động sản xuất của các làng nghề rất phong phú, đa dạng và hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản đến sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật...Trong số các nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh có một số nghề và làng nghề có lợi thế để thu hút khách du lịch, có thể khai thác với vai trò là điểm du lịch trọng tâm.

Hàng năm, Bắc Ninh đón một lượng khách tương đối lớn, tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2019 với gần 1,6 triệu du khách. Thế nhưng, những năm sau đó do chịu tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khách đến Bắc Ninh giảm đáng kể, chủ yếu là khách tham quan, lễ hội, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa đình, đền, chùa…và tập trung đông nhất vào mùa lễ hội (hội xuân, hội thu): như lễ hội chùa Phật Tích, lễ hội Lim, đền Bà Chúa Kho, chùa Bút Tháp, đền Đô, chùa Dâu...Trong những năm gần đây, nhu cầu của khách du lịch đang có xu hướng mở rộng thêm về tìm hiểu và thưởng thức di sản Dân ca Quan họ, khách công vụ, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu thị trường kinh doanh, mở rộng đầu tư, tìm kiếm đối tác…

Theo đại diện Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Bắc Ninh, hiện nay tỉnh Bắc Ninh có 664 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có 34 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách, dịch vụ được công nhận đủ điều kiện phục vụ khách du lịch, 628 cơ sở lưu trú. Quy mô phòng lưu trú  8.955 phòng, có 04 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao; 05 cơ sở tiêu chuẩn 4 sao và tương đương 4 sao. Thu nhập từ du lịch của tỉnh Bắc Ninh khá cao và xu hướng tăng lên nhanh chóng. Năm 2016 đạt 589 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt gần 1.100 tỷ đồng. Năm 2020 mặc dù do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng thu nhập từ du cũng đạt 748 tỷ đồng (bằng 65% kế hoạch năm). Những năm gần đây, tỷ trọng thu từ khách quốc tế đang có xu hướng tăng lên.

Với lợi thế về vị trí địa lý, sản xuất nông nghiệp, làng nghề truyền thống, văn hóa, lễ hội của tỉnh thì việc phát triển các sản phẩm OCOP về du lịch với các loại hình như: du lịch cộng đồng, làng nghề, văn hóa, lễ hội, nông nghiệp, sinh thái…sẽ phát triển mạnh mẽ, hình thành được nhiều sản phẩm OCOP về du lịch để góp phần quảng bá hình ảnh, còn người Bắc Ninh.

Du lịch làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh. (Ảnh: Sưu tầm).

Triển khai thí điểm sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Bắc Ninh đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành; trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất cả các địa phương trên cả nước. Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn; góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh; đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp đa giá trị, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp và dịch vụ du lịch; hình thành những sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một đại sứ chuyển tải câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn vùng miền, thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế cho người dân bền vững. Đến nay, toàn tỉnh đã công nhận được 93 sản phẩm OCOP của 38 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên, trong đó: 34 sản phẩm đạt 3 sao (chiếm 36,6%), 59 sản phẩm đạt 4 sao (chiếm: 63,4%); có 63 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm (chiếm 67,7%), có 17 sản phẩm thuộc nhóm lưu niệm nội thất và trang trí (chiếm 18,3%), có 7 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống (chiếm 7,5%), còn lại là các sản phẩm khác.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả lâu dài, bền vững Chương trình OCOP và chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; UBND tỉnh Bắc Ninh đang triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025”. Theo đó, tổ chức xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng tại 3 địa phương gồm: Làng gốm Phù Lãng (thị xã Quế Võ), làng tranh dân gian Đông Hồ (thị xã Thuận Thành) và làng Quan họ cổ Viêm Xá (thành phố Bắc Ninh).

Theo thiết kế của Đề án, tại điểm Viêm Xá, khu vực ven đê sông Cầu, khu vực bãi cỏ được quy hoạch, chỉnh trang để hình thành khu vực vui chơi, giải trí, check-in cho du khách; phục dựng các phiên chợ vào ngày mồng 4 và ngày mồng 6 tháng Giêng ở làng Diềm; khu vực cho du khách trải nghiệm, thực hành nghi lễ và hoạt động khác của Quan họ. Còn tại làng gốm Phù Lãng, tổ chức địa điểm để trưng bày, giới thiệu lịch sử trải nghiệm làm gốm Phù Lãng nói riêng và gốm Việt Nam nói chung. Số hóa 3D, tranh ảnh, hiện vật,…về nghề gốm Phù Lãng qua các thời kỳ; khu vực bãi cỏ ven sông được quy hoạch, chỉnh trang thành các khu vực cắm trại, dã ngoại ngoài trời; vận động các hộ dân trong làng chuyển đổi một số diện tích trồng lúa thuần hiện nay sang trồng lúa nghệ thuật tạo thành các bức tranh trên đồng lúa – đây là sản phẩm du lịch mới lạ, có nguồn gốc từ Nhật Bản, có thể thay đổi chủ đề mỗi năm, hiện được nhiều nước trong khu vực ứng dụng và thành công. Đối với làng tranh Đông Hồ, sẽ bố trí các khu vực trải nghiệm khác nhau cho du khách liên quan đến nghề làm tranh truyền thống (tạo màu, in tranh, phơi tranh, chợ,…); tái hiện các hình ảnh (phơi tranh, chợ tranh Tết,…) đã được nhà thơ Hoàng Cầm đề cập đến trong bài thơ “Bên thơ kia sông Đuống”; chỉnh trang, trồng hoa, cây cảnh tạo không gian, cảnh quan cho du khách tham quan, check in; hình thành các tour khám phá lịch sử, cuộc sống cư dân hai bờ sông Đuống.

Du lịch làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh (Ảnh: Sưu tầm).

Bà Nguyễn Hải Vân - Người dân sinh sống tại xã Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ: Làng tranh Đông Hồ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nhưng nay đang đứng trước nguy cơ mai một; giữ gìn, tôn vinh, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là công việc vô cùng cần thiết. Khi biết tỉnh thực hiện thí điểm gắn sản phẩm OCOP với du lịch tại làng nghề, nhân dân rất vui mừng và phấn khởi, bởi vì đây sẽ là những giải pháp thiết thực, hiệu quả để bảo tồn, giữ gìn và quảng bá rộng rãi nghề làm tranh truyền thống này.

Đánh giá tác động của Đề án đối với các điểm du lịch OCOP, Ông Lưu Văn Khải – Chi cục trưởng Chi cục PTNT Bắc Ninh cho biết, Đề án sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các điểm du lịch; có tác động tích cực tới việc bảo tồn phát triển các làng nghề, giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường. Việc triển khai Ðề án  không chỉ góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế làng nghề truyền thống, di sản văn hóa tạo nên các sản phẩm du lịch xanh, du lịch văn hóa, mà còn bảo tồn, giới thiệu nét đẹp về văn hóa, vùng đất, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc đến với du khách trong nước và quốc tế.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi