Tuyên Quang: Phát triển du lịch nông thôn tạo đòn bẩy xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch nông thôn tạo đòn bẩy xây dựng nông thôn mới

(Vietnamarchi) - Thực hiện Quyết định 922/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách để phát triển du lịch góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.
22:04, 20/12/2023

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có 62 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; 8 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiêu chí bình quân xã xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,12 tiêu chí/xã. 

Khám phá vẻ đẹp huyền bí của lòng hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình sẽ khiến du khách luôn say đắm

Lâm Bình phát triển du lịch homestay gắn với việc gìn giữ bản sắc văn hóa

Nhằm phát huy những thế mạnh về du lịch, thời gian qua, huyện Lâm Bình đã tích cực phát triển những loại hình du lịch độc đáo như: du lịch homestay với kiến trúc nhà sàn. Nhà làm bằng gỗ, xung quanh được người dân chỉnh trang, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Theo ông Hỏa Đức Phủ - chủ Homestay A Phủ, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm: Homestay A Phủ hoạt động từ 30/4/2019, nhưng được du khách đánh giá rất cao, bởi sự phục vụ tận tình chu đáo. Khách đến đây được ở trong căn nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, 5 gian, 2 trái, rộng 90 m2; với giá ngủ lại qua đêm 70.000 đồng/người. Cùng với đó, tùy theo nhu cầu, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc, được tắm lá thuốc, đi khám phá hồ thủy điện…

Vẻ đẹp của lòng hồ huyện Lâm Bình

Để phục vụ nhu cầu du khách, cơ sở còn mời thêm một số thành viên trong xã có năng khiếu hát then, hát cọi, đánh đàn tính lập thành Đội văn nghệ để cùng hát giao lưu với du khách. Homestay A Phủ đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 6 nhân viên, với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình cho biết: Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, năm 2017, huyện Lâm Bình triển khai thực hiện đề án “Xây dựng và vận hành mô hình Du lịch cộng đồng”; Đề án nhằm bảo tồn và phát triển bền vững Làng văn hóa dân tộc Tày các thôn Nà Đông và Nà Tông (xã Thượng Lâm); Nà Muông (xã Khuôn Hà) và Nặm Đíp (xã Lăng Can). Thực hiện đề án, huyện đã tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm, làm du lịch cộng đồng tại một số tỉnh bạn; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng làm du lịch cộng đồng; hoàn thành xây dựng bản đồ, tua, tuyến du lịch, tập huấn hướng dẫn viên du lịch, bổ sung dịch vụ du lịch như: chèo thuyền kayak, xe đạp, xe máy, bè mảng, câu cá... để phục vụ du khách đến tham quan và trải nghiệm. Qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới của huyện theo hướng bền vững.

Cũng theo ông Hiền, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện thành công mô hình du lịch cộng đồng tại 02 thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm và thôn Nặm Đíp, thị trấn Lăng Can và thực hiện nhân rộng. Đến nay, toàn huyện Lâm Bình có 55 hộ gia đình thực hiện mô hình du lịch cộng đồng “Homestay”. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ Homestay trong đó trọng tâm là vận động các hộ làm du lịch chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên, trồng cây xanh, xây dựng tiểu cảnh; xây dựng thêm các dịch vụ trải nghiệm theo chuỗi như: Làm bún truyền thống, tre và các sản phẩm từ tre, đan lát, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc, nấu rượu ngô, thóc, trải nghiệm nông nghiệp, vẽ sáp ong trên thổ cẩm… giới thiệu các sản phẩm lưu niệm để phục vụ du khách.

Diện mạo nông thôn thay đổi tích cực

Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang tập trung xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn theo các nhóm: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề... Ưu tiên các mô hình gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ; huy động sự tham gia của phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Mỗi huyện, thành phố xây dựng từ 01 đến 02 sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, thu hút khách du lịch: Huyện Lâm Bình, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; huyện Na Hang phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; huyện Chiêm Hóa phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng; huyện Hàm Yên, Yên Sơn phát triển sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch nông nghiệp; huyện Sơn Dương phát triển sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa; thành phố Tuyên Quang phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh... Ông Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết.

 Qua đó, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển, chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn với mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương và xây dựng từ 1 - 2 sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, thu hút khách du lịch; trên 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Tuyên Quang còn phát triển mô hình đón khách du lịch tham quan, trải nghiệm theo mùa nông nghiệp như: Lễ hội hoa lê, ruộng bậc thang xã Hồng Thái, huyện Na Hang; ruộng bậc thang xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình; khai thác nhà vườn, trang trại, khu sinh thái, khu công nghệ cao phát triển thành các điểm du lịch trải nghiệm kết nối với các điểm du lịch của tỉnh.

Hồ Na Hang đẹp tựa một bức tranh thủy mặc

Nhờ phát triển du lịch nông thôn, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, thu nhập của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang có sự cải thiện, đời sống nâng cao.

Theo Ông Đặng Trung Dũng, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, huyện Na Hang cho biết, nếu như nhiệm kỳ trước, thu nhập của bà con bình quân chỉ khoảng 5 triệu đồng/ người/ năm thì hiện tại sau khi phát triển du lịch, thu nhập bình quân của bà con là 37 triệu đồng/ người/ năm. Thời gian tới, xã Hồng Thái phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người của bà con lên khoảng 50 triệu đồng/ người/năm.

Ông Nguyễn Trọng Đoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang cho hay, hiện các tour du lịch nông nghiệp ở địa phương kết hợp tham quan lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, kèm theo trải nghiệm hoạt động bắt cá, ngắm ruộng bậc thang, chế biến chè Shan Tuyết... đã giúp địa phương phát triển du lịch hiệu quả, tạo lợi thế quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mang lợi ích cho người dân. 

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn hấp dẫn du khách đến với Tuyên Quang

Với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của Nhân dân, đến năm 2020 thành phố Tuyên Quang được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 05/05 xã thuộc thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (100%). Tiếp đó, thành phố tiếp tục triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2021, xã Tràng Đà, xã Lưỡng Vượng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; năm 2022, xã An Khang hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Năm 2023, Tuyên Quang đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 09 xã nông thôn mới nâng cao, 05 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2025, có thêm huyện Sơn Dương và huyện Hàm Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn lên 3/7 huyện thành phố. Bình quân mỗi xã trên địa bàn tỉnh đạt 17 tiêu chí.

Bên cạnh chủ động tạm ứng, cân đối nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng, UBND tỉnh Tuyên Quang còn chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức dân để chung tay thực hiện các tiêu chí. Năm 2023, dự kiến tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM là khoảng 3.537.047 triệu đồng, cụ thể: Vốn ngân sách nhà nước: 1.747.070 triệu đồng, trong đó: (Vốn đầu tư phát triển: 1.487.769 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 259.302 triệu đồng) Vốn đề nghị các cơ quan bộ, ngành Trung ương hỗ trợ huyện Sơn Dương: 316.388 triệu đồng; Vốn tín dụng: 1.200.000 triệu đồng; Vốn huy động từ doanh nghiệp: 99.014,0 triệu đồng; Vốn nhân dân đóng góp: 174.575 triệu đồng.

Những kết quả ban đầu trong phát triển du lịch nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới  đã thay đổi diện mạo, tư duy, đời sống của người dân địa phương. Tỉnh Tuyên Quang đang nỗ lực xây dựng hình ảnh trở thành nơi đáng sống, hình ảnh con người luôn cởi mở, thân thiện trong lòng du khách từng bước hiện thực hóa khát vọng.

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy giá trị

Hà Nội (đô thị trong nước) được hình thành và phát triển từ một khu vực đầm lầy với hệ thông thống sông hồ dày đặc. Chính vì vậy, cấu trúc không gian cảnh quan đặc trưng của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên này; trong đó cấu trúc của các dòng sông trong nội đô đóng vai xương sống cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội (sông Hồng - phía Đông, sông Tô Lịch - phía Bắc và phía Tây và sông Sét - phía Nam).

Hà Nội có rừng... và rừng sẽ lên xanh

(KTVN 252) Việc quy hoạch tạo nên một hệ thống “Không gian xanh” - lá phổi xanh cho đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu trên thế giới trong đó có Việt Nam không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội mà còn là điều kiện quan trọng để tạo nên một đô thị phát triển bền vững. Công viên, vườn hoa... được hiểu đều nằm trong hệ thống “” đô thị. Suy cho cùng, “Không gian xanh”, hay “Công viên rừng” đều có mối quan hệ biện chứng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh và đều nhắm tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, văn hoá, giáo dục của đô thị. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt trong xây dựng biểu tượng, thương hiệu của từng đô thị khi yếu tố cạnh tranh mang tính toàn cầu đang rất cao.

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi