Xanh/Bền vững

Giải pháp thiết kế kiến trúc thích ứng biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách mà hiện nay các nước trên toàn cầu phải đối mặt. Trong đó, sự gia tăng về nhiệt độ của bề mặt trái đấy, sự dâng lên của nước biển cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan đã đặt ra nhiều thách thức đối với các công trình kiến trúc.

Công trình xanh - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Phát triển công trình xanh trong lĩnh vực xây dựng đang là xu hướng tất yếu, không chỉ tạo ra những công trình đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, mà còn là giải pháp đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.

Xanh hóa ngành Công nghiệp – Cơ hội thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững

Giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

Doanh nghiệp cần nền tảng vững chắc để chuyển đổi số

Giữa bối cảnh nền kinh tế biến động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn hạn chế đứng trước muôn vàn khó khăn và thách thức. Chuyển đổi số được coi là giải pháp cấp thiết để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Hội thảo “Quy hoạch đô thị phát triển bền vững”

Mới đây, Hội Kiến trúc sư Thái Nguyên phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo với chủ đề “Quy hoạch đô thị phát triển bền vững” tại Sở Xây dựng Thái Nguyên.

Thúc đẩy sự phát triển không gian làm việc xanh, lan tỏa kiến trúc xanh

Ngày 16/12, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Tiếp cận tiêu chuẩn xanh cho không gian làm việc hiệu quả và sáng tạo”. Đây là dịp để các chuyên gia trong nước và quốc tế, kiến trúc sư và người làm việc trong lĩnh vực này có cơ hội trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm hướng tới việc xây dựng không gian làm việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường.

Ngành Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đô thị bền vững.

Để cụ thể hóa Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam, ngày 18/4/2022, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU, đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cho từng lĩnh vực. Trong đó, ngành Thông tin và Truyền thông là một trong những đơn vị có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển đô thị Bắc Ninh.

Kiến trúc xanh thư giãn tại Gem Park Hải Phòng

Lối thiết kế đề cao công năng, ứng dụng sâu khí động học của các kiến trúc sư Hàn Quốc (vốn quen đối phó với khí hậu khắc nghiệt) mang lại sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông; đồng thời tạo nên những điểm nhấn đáng nhớ về một không gian sống sang trọng nhưng không phô trương.

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh Ngành Xây dựng

Theo Ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cần nhiều giải pháp như tập trung nghiên cứu xây dựng khung pháp lý, rà soát, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn, đào tạo nguồn nhân lực để tạo điều kiện cho việc phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh Ngành Xây dựng.

Bảo tàng số hiện đại ở Hà Giang

Bảo tàng số Hà Giang nằm cạnh dòng sông Lô huyền thoại. Năm 2020, công trình hơn 4.100m2 này được cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí trên 106,2 tỷ đồng. Địa điểm tham quan này vừa mang đậm bản sắc độc đáo riêng của Hà Giang vừa mang hơi thở thời đại, được kỳ vọng thu hút khách du lịch mỗi ngày.

Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiện nghi nhiệt – Vấn đề cốt lõi trong phát triển công trình xanh

Tại các nước phát triển, vấn đề năng lượng hiệu quả, liên quan tới an ninh năng lượng được nhìn nhận từ rất sớm. Họ chủ động đưa ra luật và các quy định bắt buộc về thiết kế để đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả, thông qua các quy chuẩn, tiêu chuẩn (code, standards). Các yêu cầu này là bắt buộc phải có khi đệ trình hồ sơ cấp phép xây dựng.

Chung cư xanh cao tầng Việt Nam – Thực trạng và xu hướng phát triển

Tại Việt Nam, đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, trong đó có các chung cư cao tầng là mô hình được định hướng để phát triển hệ thống đô thị một cách bền vững. Theo đó, công tác hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan đến vật liệu, thiết kế lắp đặt trang thiết bị công trình, đánh giá hiệu quả năng lượng của vật liệu và thiết bị, hiệu quả năng lượng của tòa nhà, nhằm hỗ trợ thực hiện thiết kế, thi công và vận hành công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, cần phải sớm triển khai. Đồng thời, cần đưa ra các khung tiêu chí, tiêu chuẩn công trình xanh trong phát triển các đô thị xanh, công trình xanh Việt Nam.

Phong trào công trình xanh hình thành và phát triển như thế nào?

Trong bối cảnh thế giới phát triển thiếu bền vững, công trình xanh (CTX) được ra đời năm 1990 tại Vương quốc Anh, sau đó tại Mỹ năm 1993. Từ đó phong trào CTX phát triển rộng dần trên khắp thế giới. Các Hội đồng CTX quốc gia (Green Building Council) lần lượt ra đời. Đến năm 2007, Hội đồng CTX Việt Nam (VGBC) được thành lập, là một tổ chức phi chính phủ, chi nhánh của Hội đồng CTX California. Năm 2011, VGBC đưa ra Hệ thống đánh giá CTX đầu tiên ở Việt Nam, gọi là LOTUS.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi