Thanh Hóa: Phát triển du lịch sinh thái góp phần xây dựng nông thôn mới tại Pù Luông

Thanh Hóa: Phát triển du lịch sinh thái góp phần xây dựng nông thôn mới tại Pù Luông

(Vietnamarchi) - Pù Luông là một trong những đỉnh núi cao nhất thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Thanh Hóa, sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và sự hùng vĩ bởi những ruộng bậc thang xanh ngát, độc đáo. Từ những lợi thế, tiềm năng sẵn có của tạo hóa, nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng tại vùng núi đại ngàn Tây Bắc, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến mỗi năm, giúp bà con giảm nghèo bền vững, đồng thời đóng góp nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
09:03, 19/11/2023

Đến với Pù Luông, chúng ta còn choáng ngợp trước thước phim rừng núi nơi rẻo cao sống động nhất, chóang ngợp trước những nét đẹp hoang sơ mộc mạc của Pù Luông, phủ lên mình sắc màu rực rỡ của những triền núi cao vun vút, từng vệt khói mỏng lửng lờ trôi và màu xanh trải dài của thảm thực vật phong phú.

Khám phá nét đẹp quyến rũ giữa đại ngàn

Nằm cách trung tâm TP. Thanh Hóa chưa đầy 130km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 190km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận huyện Quan Hóa và Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa), là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang trong xanh. Đặc biệt hơn, khung cảnh nơi đây đẹp nhất có lẽ là vào những mùa vụ lúa mới khi những cánh đồng, ruộng sẽ khoác lên cho mình lớp sắc xanh của cỏ trông vô cùng đẹp mắt tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng, trù phú.

Ngoài ra, khi bước vào mùa hè đầy nắng nóng và oi bức, Pù Luông lại mang trong mình một bầu khí hậu tươi mát bởi nơi đây thuộc vùng núi đá vôi thấp và có nhiều rất nhiều rừng rậm nhiệt đới. Thêm vào đó, mùa hè cũng chính là mùa lúa chín của vùng đất thiên đường tại nơi đây vì thời điểm này màu lúa sẽ chuyển từ sắc xanh sang màu vàng óng ánh, rực rỡ vô cùng hấp dẫn.

Đi sâu vào bên trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là Thác Hiêu, một trong những ngọn thác được mệnh danh là đẹp nhất tỉnh Thanh Hóa khi nơi đây sở hữu những dòng suối thác trong lành cùng với những cánh rừng cây cổ thụ to bao phủ cả mặt thác và những cánh đồng xanh mướt ngay dưới chân đồi tạo nên khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc khu vực vùng cao với các khu rừng nguyên sinh bao phủ nên khí hậu nơi đây hầu như khá dễ chịu thậm chí vào những ngày hè nắng nóng, oi bức. Vì thế, thời điểm tham quan nhưng đẹp nhất là vào tháng 5-6 vì những mùa này là dịp để bắt đầu một mùa vụ lúa mới nên những thửa ruộng bậc thang sẽ khoác lên mình những lớp áo xanh man mát tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng.

Ngoài ra, nếu đến Pù Luông vào tháng 9 và tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất “thiên đường giữa đại ngàn” này hút khách du lịch Pù Luông ngắm lúa chín nhất.

Phát triển du lịch sinh thái gắn xây dựng NTM

Quá trình xây dựng NTM tại Thanh Hóa đã dần hình thành hệ thống giao thông nông thôn thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Đây là điều kiện quan trọng để thu hút các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch nông thôn phát triển ở địa phương, đóng góp thiết thực vào hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Thiên nhiên Pù Luông là sự kết hợp giữa hệ sinh thái núi đá vôi với hệ sinh thái núi đất và hệ sinh thái rừng độc đáo với nhiều loài động thực vật qúy hiếm. Với những gì mà thiên nhiên ban tặng, phát triển du lịch sinh thái tại Pù Luông được đánh giá là hướng đi nhiều triển vọng, không chỉ mang lại lợi ích cho chính các cộng đồng dân cư đang sinh sống nơi đây mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn các giá trị đa dạng về sinh thái gắn với xây dựng NTM.

Nhằm bảo vệ những giá trị tài nguyên trong phát triển du lịch sinh thái bền vững, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3392/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giai đoạn 2021-2030 tại thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước.

Có thể thấy, phát triển du lịch góp phần xây dựng NTM thông qua tạo sinh kế, việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, miền núi, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Tháng 4/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025.

Đồng thời, từ hiệu quả bước đầu của chương trình phát triển du lịch sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo huyện Bá Thước xác định vai trò của ngành du lịch là thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa - xã hội, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Thông qua chương trình phát triển du lịch, tiến độ hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được đẩy nhanh hơn.

Bà Bùi Thị Hoa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bá Thước cho biết, nhận thức được tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập cho người dân, khai thác giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn góp phần quan trọng thực hiện chương trình xây dựng NTM cũng như cụ thể hóa chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 1-7-2021 về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025; HĐND huyện ban hành các nghị quyết hỗ trợ, khuyến khích thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2022; hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Bá Thước năm 2022, năm 2023.

Trong năm 2022, huyện đã đón được 82.646 lượt khách, vượt 122% so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Hiện nay, các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch Pù Luông đón khoảng trên 1.300 lượt khách/ngày/đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương. Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch năm 2022 ước khoảng 120 tỷ đồng. Qua đó, tăng thu nhập cho người dân, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, ổn định cuộc sống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, góp phần chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Góp phần hiện thực hóa mục tiêu tại Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/8/2022 về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi