Làng nhỏ - Mô hình du lịch nông nghiệp tự nhiên kết hợp nghệ thuật - kiến trúc cảnh quan

Làng nhỏ - Mô hình du lịch nông nghiệp tự nhiên kết hợp nghệ thuật - kiến trúc cảnh quan

(Vietnamarchi) - Bằng việc kết hợp nghệ thuật - kiến trúc cảnh quan với thiên nhiên và nông nghiệp, mô hình du lịch Làng Nhỏ đã đưa du lịch nông thôn lên tầm cao, trở thành điểm nhấn cảnh quan du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Naturalife nhà phát triển du lịch thiên nhiên - du lịch nông thôn đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, đưa Làng nhỏ, (thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào khai thác một cách có hiệu quả, vừa thay đổi diện mạo quê hương, vừa mang lại nguồn thu nhập mới cho người dân quanh vùng thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch.
11:41, 09/12/2023

Mô hình du lịch độc đáo, trải nghiệm không gian thú vị

Trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Bình San - Chủ tịch HĐQT LANDSCAPE ASSOCIATION, ông San không giấu niềm vui, hạnh phúc khi kể về sự ra đời và phát triển của Làng nhỏ. Ông San cho biết, doanh nghiệp xác định phát triển du lịch nông thôn cũng là một trong những giải pháp, gắn với nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ  - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí NTM.

Cầu tre - góc tạo hình nghệ thuật Làng nhỏ

Với kinh nghiệm lâu năm trong việc phát triển du lịch, tạo dựng môi trường cảnh quan hướng đến tạo dựng lại môi trường tự nhiên (rewild the nature), Naturalife đã cho ra đời mô hình du lịch Làng nhỏ. Du lịch Làng nhỏ được phát triển theo Mô hình vườn rừng kết hợp với các mô hình du lịch thiên nhiên để phát triển phúc lợi rừng; Mang con người sống với thiên nhiên qua những hoạt động trải nghiệm; phát triển và bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, từ việc phát triển cộng đồng, thúc đẩy cộng đồng người dân địa phương tham gia các hoạt động về du lịch nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông thôn mới.

Du khách chụp hình lưu niệm suối lạnh

Khu du lịch sinh thái Làng Nhỏ là một công trình được KTS Nguyễn Mạnh Bình San xây dựng với tiêu chí “không tác động môi trường”, nằm trong chuỗi du lịch thiên nhiên vận hành bởi Natural Life. Công trình được bắt đầu xây dựng từ năm 2020 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2022.

Du khách nhí thăm vườn cây lương thực

Làng Nhỏ được xây dựng chủ yếu bằng nguyên liệu gỗ và tre, không gian bên trong và phần mái nhà được phủ hoàn toàn bằng cây xanh. Nơi đây được bao bọc bởi những cánh rừng bạt ngàn, những con suối mát lành chảy quanh năm. Du khách có thể tham gia vào những trải nghiệm thiên nhiên tuyệt tác, thú vị với các hoạt động dân dã đã được nâng tầm chuyên nghiệp. Đặc biệt là hoạt động "tắm Ta", giúp du khách tận hưởng sự thư giãn và sảng khoái ngay trong vòng tay mẹ thiên nhiên. "Tắm ta” lấy ý tưởng từ tắm mưa, tắm thác, tắm giếng, tắm suối… Từ thú vui quen thuộc của người Việt, KTS Nguyễn Mạnh Bình San tham vọng đưa “tắm ta” trở thành nét văn hóa độc đáo, nâng tầm thành thương hiệu quốc gia giống như cách mà người Nhật tắm suối nước nóng Onsen hay văn hóa tắm phòng xông hơi của người Hàn Quốc.

Du khách trải nghiệm suối Làng nhỏ

Thống nhất ngôn ngữ thiết kế xây dựng không xâm lấn thiên nhiên, KTS Nguyễn Mạnh Bình San sáng tạo các giếng tắm rộng cỡ lớn để người lớn hay trẻ em đều có thể tắm chung; thác nước khổng lồ thiết kế với 3 tầng lọc tạo ra dòng nước trong suốt và sạch sẽ, 2 tầng lắng để loại bỏ tạp chất và đảm bảo chất lượng nước tốt nhất. Các khu vực tắm mưa xung quanh làng tạo cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ. Nguồn nước tự nhiên đem lại cảm giác mát lạnh, giúp loại bỏ hoàn toàn căng thẳng, áp lực chốn thành thị.

Du khách về với Làng nhỏ ngày một đông

Ngoài ra, tại Làng Nhỏ, du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động sinh thái khám phá khác như băng rừng lội suối, vi vu du hồ Láng Nhớt, đạp xe, thả diều, thu hoạch nông sản... Thông qua các hoạt động nông nghiệp gắn kết với người nông dân, cho phép du khách trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

Du khách trải nghiệm suối lạnh

Thưởng thức những dịch vụ từ Lang nhỏ, anh Hoàng Văn Anh, du khách đến từ Hà Nội cho biết, đến với Làng nhỏ bản thân anh rất thích trải nghiệm tour thăm Làng, cùng bà con thu hoạch nông sản, cùng bạn bè câu cá, hái măng, ăn những món ăn do chính người dân địa phương nấu trở thành món đặc sản. Anh Văn kể được chính người dân nơi đây dẫn đi khám phá khu rừng tự nhiên, trải nghiệm các vườn cây nông nghiệp. tạo công ăn việc làm cho người dân quanh vùng. “Lâu lắm mới có cảm giác gần gũi, hoà mình vào thiên nhiên như vậy. Đặc biệt là nông sản ở đây rất tươi, ngon. Chắc chắn, tôi sẽ cùng gia đình, bạn bè đến đây vào dịp khác”, anh Anh hồi hởi nói.  

Góc tạo hình nghệ thuật tắm ta

Còn chị Nguyễn Thị Hạnh, du khách đến từ Thanh Hóa cho hay, đến Làng nhỏ chị đã tìm được vé về tuổi thơ. Ở đây có những trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa của các vùng miền. Chị Hạnh đã cùng bạn bè tham gia đốt lửa trại, tắm suối và  “Tôi thích vườn cây ở khu vườn nông nghiệp của Làng nhỏ, khu này không khí trong lành, thoáng đãng lại còn được cùng với bà con nông dân làm vườn, thu hoạch rau màu”, chị Hạnh nói.

 

Khám phá không gian nông nghiệp của Làng

Mặc dù chỉ mới thử nghiệm mô hình trong vòng một năm, Làng Nhỏ đã chào đón hơn 10 nghìn lượt khách và đặc biệt nhận được nhiều phản hồi tích cực. Thậm chí, có những du khách quay lại 2 - 3 lần để tham quan và đưa bạn bè đến trải nghiệm.

 

Không gian sinh hoạt chung cho cộng đồng

Du lịch nông thôn – giải pháp trọng tâm trong xây dựng Nông thôn mới

Theo KTS Nguyễn Mạnh Bình San, phát triển du lịch nông thôn đang là hướng đi sáng cho các địa phương, khi những dự án du lịch được triển khai đều mang lại lợi ích kép. Thông qua mô hình du lịch Làng Nhỏ, người nông dân không chỉ có thu nhập thuần về nông nghiệp mà còn có những hoạt động dịch vụ, đồng thời góp phần đánh thức tiềm năng văn hóa bản địa, bản sắc vùng miền, làm gia tăng giá trị đời sống vật chất và tinh thần của họ. Đây cũng chính là mục tiêu của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Khu nghỉ dưỡng

Xác định phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 4342/KH-UBND ngày 08/05/2023 về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2023-2025. Theo đó, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững; hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.

Làng nhỏ thấp thoáng trong khung cảnh tự nhiên

Đến nay, ngoài Khu du lịch sinh thái Làng Nhỏ, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều mô hình, điểm du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề như đảo Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang); làng nghề trầm hương Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh); nhà truyền thống, nông trại The Moshav Farm (thị xã Ninh Hòa); Khu Du lịch Tàu Ngầm, Vườn du lịch sinh thái Thanh Thảo (huyện Cam Lâm); Hợp tác xã du lịch canh nông Nha Trang - Đà Lạt (huyện Khánh Vĩnh); nhà dài xã Sơn Hiệp, tour du lịch Trekking Tà Giang (huyện Khánh Sơn)… Sự xuất hiện của các mô hình du lịch tại nông thôn đã giúp những vùng quê thêm phần khởi sắc, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương để họ có thể tăng nguồn thu nhập, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, đưa xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu.

Nhà cộng đồng được sử dụng vât liệu tự nhiên địa phương

Liên quan đến vấn đề phát triển du lịch ở các địa phương, ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương phải chủ động xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng; Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa tư vấn, hỗ trợ các địa phương xây dựng các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng đủ chuẩn cũng như khảo sát, kết nối các điểm du lịch ở các địa phương để xây dựng thành các tour du lịch sinh thái, về nguồn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ các địa phương xây dựng các sản phẩm OCOP để góp phần thúc đẩy du lịch nông thôn, miền núi.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi