Pả Vi Homestay – Mô hình lưu trú độc đáo cho du lịch vùng cao

Pả Vi Homestay – Mô hình lưu trú độc đáo cho du lịch vùng cao

(Vietnamarchi) - Du lịch nông thôn được Hà Giang xem như “mỏ vàng” trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân miền cực Bắc. Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh quan thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn hữu tình, đặc biệt là sự mến khách của người dân… Ở đó, luôn có những “điểm nhấn” tạo được sức hút với nhiều du khách trong và ngoài nước khi lên vùng cao núi đá Mèo Vạc. Toàn bộ làng được quy hoạch theo phong cách kiến trúc của người dân tộc Mông để phát triển du lịch. Pả Vi Homestay là ngôi nhà nằm trong làng, được bao bọc bởi dãy núi cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc.
14:55, 09/11/2023

THIẾT KẾ MANG BẢN SẮC NGƯỜI MÔNG

Khi vận hành Homestay, đã xuất hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách, vì vậy người chủ của căn nhà đã quyết định cải tạo. Gia chủ mong muốn ngôi nhà sau cải tạo vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng của gia đình người Mông nhưng vẫn mang lại những trải nghiệm bất ngờ cho du khách khi lưu trú tại đây. Trong quá trình cải tạo ngôi nhà, KTS giữ nguyên toàn bộ khung nhà gỗ truyền thống hiện có, bổ sung thêm tường và vách ốp gỗ tạo hiệu ứng ngôi nhà tường bùn của người dân địa phương.

Ngôi nhà được thiết kế gồm 3 khối: nhà chính, nhà phụ và hành lang dài. Khối nhà chính được quy hoạch là tòa nhà 2 tầng với 8 phòng ngủ, tất cả đều có kết cấu khác nhau, mỗi phòng giống như một ngôi nhà nhỏ trong một tổng thể rộng lớn. Khối nhà ngang là dãy nhà có 3 phòng ngủ dành cho gia đình. Thật tiện lợi cho một gia đình khi có ông bà, vợ chồng, con cái đi du lịch nhưng lại muốn ở chung phòng như khi ở cùng nhau, chia sẻ một ngôi nhà.

Vì vậy, căn phòng được thiết kế với kết cấu hoàn toàn riêng biệt, có giường và nhà vệ sinh riêng bên dưới dành cho người lớn tuổi, còn cầu thang gỗ nhỏ dẫn gia đình trẻ lên phía trên. Các chi tiết trong phòng được thiết kế nhiều đường cong giúp căn phòng trông rộng rãi hơn. Hành lang xung quanh được làm hoàn toàn bằng gỗ và lợp ngói âm dương giống như ngôi nhà chính, nhằm kết nối các khối nhà lại với nhau và làm nơi phục vụ bữa ăn cho du khách. Có một quầy bar nhỏ phục vụ đồ uống.

Toàn bộ thiết kế của ngôi nhà được lấy cảm hứng từ ngói âm dương của người dân vùng cao Hà Giang. Gạch lát âm dương được điểm xuyết xuyên suốt từ bên ngoài đến các phòng ngủ và các chi tiết trang trí, tạo nên vẻ liền mạch cho ngôi nhà, hài hòa với cảnh quan chung của cả làng. 

MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN BỀN VỮNG

Những năm qua, Tỉnh Hà Giang luôn xác định phát huy du lịch nông thôn sẽ khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn vừa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Trên cơ sở Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 16/02/2023 về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Pả Vi Homestay là một trong 18 hộ gia đình làm du lịch của Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông. Pả Vi Homestay là minh chứng tiêu biểu trong việc nỗ lực bảo tồn và đưa văn hóa dân tộc Mông quảng bá đến du khách. Bên cạnh kiến trúc nhà ở, Homestay thường xuyên tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ đậm sắc văn hóa Mông vào các tối cuối tuần. Đồng thời, từ khi đi vào hoạt động, Homestay còn tạo việc làm thường xuyên cho các lao động là người địa phương, với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. 

Sự nỗ lực của các chủ kinh doanh Homestay đã góp phần lớn trong việc xây dựng thành công mô hình Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông gắn với xây dựng Nông thôn mới ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc; tạo sự đột phá về kinh tế, mang lại môi trường sống và lao động sản xuất tốt cho người dân địa phương, lại bảo tồn được văn hóa dân tộc bản địa.

Từ mô hình này, Hà Giang đã xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch nông thôn. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 16 làng đã được UBND tỉnh công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu. Trải qua nhiều giai đoạn, hiện nay sản phẩm du lịch cộng đồng đang được thực hiện xây dựng theo mô hình “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”. Ngoài ra, du lịch nông thôn ở Hà Giang còn gắn với các làng nghề truyền thống: HTX dệt lanh Lùng Tám, HTX thêu dệt vải thổ cẩm Lô Lô thôn Sảng Pả A, HTX đan quẩy tấu thôn Cá Chúa Đớ, xã Giàng Chu Phìn; Hợp tác xã may mặc trang phục dân tộc Dao xã Sủng Máng, làng nghề đúc lưỡi cày… ở một số địa phương trong tỉnh. 

Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp với hình thức tham quan, trải nghiệm các hoạt động sản xuất trồng cấy, thu hái, thưởng thức sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe từ dược liệu…

Với việc xác định phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cùng với phát huy nội lực, huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ; phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật du lịch đối với các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng; đảm bảo điều kiện phục vụ, thu hút khách, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch văn hóa địa phương… tin rằng, Pả Vi (Mèo Vạc) cũng như toàn tỉnh Hà Giang sẽ luôn là “địa chỉ đỏ” đầy sức lôi cuốn và là điểm đến bản sắc, an toàn, thân thiện đối với mỗi du khách./.

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy giá trị

Hà Nội (đô thị trong nước) được hình thành và phát triển từ một khu vực đầm lầy với hệ thông thống sông hồ dày đặc. Chính vì vậy, cấu trúc không gian cảnh quan đặc trưng của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên này; trong đó cấu trúc của các dòng sông trong nội đô đóng vai xương sống cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội (sông Hồng - phía Đông, sông Tô Lịch - phía Bắc và phía Tây và sông Sét - phía Nam).

Hà Nội có rừng... và rừng sẽ lên xanh

(KTVN 252) Việc quy hoạch tạo nên một hệ thống “Không gian xanh” - lá phổi xanh cho đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu trên thế giới trong đó có Việt Nam không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội mà còn là điều kiện quan trọng để tạo nên một đô thị phát triển bền vững. Công viên, vườn hoa... được hiểu đều nằm trong hệ thống “” đô thị. Suy cho cùng, “Không gian xanh”, hay “Công viên rừng” đều có mối quan hệ biện chứng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh và đều nhắm tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, văn hoá, giáo dục của đô thị. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt trong xây dựng biểu tượng, thương hiệu của từng đô thị khi yếu tố cạnh tranh mang tính toàn cầu đang rất cao.

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi