Làng Gò Cỏ - Nơi lưu giữ không gian văn hóa Sa Huỳnh

Làng Gò Cỏ - Nơi lưu giữ không gian văn hóa Sa Huỳnh

(Vietnamarchi) - Nằm ở vị trí trung tâm của không gian văn hóa Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía Nam, Gò Cỏ là một ngôi làng ven biển còn giữ nguyên được những nếp nhà mộc mạc, bình dị, gành đá hàng trăm triệu năm, thiên nhiên hoang sơ cùng những dấu tích còn sót lại của thời kỳ người Chăm Pa từng sinh sống.
15:26, 18/12/2023

Phát huy giá trị làng cổ

Làng Gò Cỏ được phát hiện năm 2017 khi một đoàn đi khảo sát để xây dựng không gian văn hóa Sa Huỳnh trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tại đây, các chuyên gia phát hiện di tích khảo cổ Long Thạnh, tìm thấy mộ táng cùng nhiều di vật cách đây khoảng 3.000 năm thuộc sơ kỳ đồng thau, giai đoạn tiền Sa Huỳnh. Do đó, các chuyên gia kết luận, khu vực làng Gò Cỏ, đầm An Khê (phường Phổ Thạnh) là vùng lõi của văn hóa Sa Huỳnh và tiếp nối là văn hóa Champa với hàng loạt di tích như đường đá, giếng Chăm, bia ký Chăm, tường đá, tháp Chăm, hệ thống thủy lợi bằng đá được xếp rất công phu...

Trung tâm du khách làng Gò Cỏ - nơi du khách dừng chân khi tham quan làng Gò Cỏ

Làng Gò Cỏ chỉ có 83 hộ dân nằm dọc theo núi đá ven biển, với diện tích khoảng 105 ha. Làng vẫn giữ được nét đặc trưng của làng cổ xưa với con đường đá nhỏ, quanh co, những ruộng bậc thang thấp thoáng bên cạnh bờ cát êm dịu. Ở đây, đá hiện diện tại mọi ngóc ngách cùng dân làng trải qua nhiều biến cố lịch sử.

Làng còn có 11 giếng đá cổ hiện hữu là sản phẩm người Chăm Pa để lại khi cư ngụ tại đây. Hệ thống giếng cổ đã và đang là mạch sống, nuôi dưỡng nhiều thế hệ. Nó chính là sợi dây kết nối truyền thống văn hóa Chăm - Việt. Cùng với đó là các đền thờ, miếu mạo, đều tồn tại cách đây hàng trăm năm. Cho đến ngày nay, người dân tại khu vực làng Gò Cỏ vẫn rất coi trọng và gìn giữ những di tích này. Nhiều nhà nghiên cứu còn phát hiện các thể tù kích cỡ lớn, tinh thể thạch anh dạng lớn, tinh thể biotit dạng vẩy.

Ngôi nhà bằng tre, mái lợp cọ mộc mạc, đơn giản trong làng cổ Gò Cỏ.

Để ngôi làng sống dậy, các chuyên gia đã giúp người dân hiểu giá trị nơi mình sinh sống. Do đó, năm 2018, người dân làng Gò Cỏ đã tới Cù Lao Chàm (Quảng Nam) học làm du lịch cộng đồng. Đến tháng 4/2019, Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ được thành lập. Đến nay, Hợp tác xã xây dựng được 15 homestay đủ điều kiện đón khách lưu trú, 5 thuyền nan phục vụ khách tham quan trên biển gần bờ, 5 hướng dẫn viên đã qua đào tạo, 8 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Sứ mệnh của Hợp tác xã là tổ chức, điều phối hoạt động bảo tồn nhằm nâng cao năng lực người dân địa phương; đồng thời đảm bảo công bằng, chia sẻ lợi ích bền vững giữa các bên liên quan... Đến nay, 90% người dân trong làng đã nhận thức, hưởng ứng và tích cực tham gia làm du lịch. Sản phẩm du lịch là những gì thiên nhiên, tổ tiên để lại cùng với sự phát huy nội lực của cả cộng đồng, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ Nguyễn Thị Diễm Kiều cho biết.

Liên kết cùng sống với di sản

Một Homestay ở Làng Gò Cỏ

Tháng 12/2020, làng Gò Cỏ được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh đạt hạng OCOP 3 sao. Đây cũng chính là sự khẳng định thực sự về giá trị của một ngôi làng còn giữ lại không gian văn hóa cổ của người xưa, nó mở ra một cột mốc mới cho tỉnh Quảng Ngãi về tiềm năng du lịch cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Diễm Kiều, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Du lịch cộng đồng Gò Cỏ cho biết, Hợp tác xã được thành lập, đi vào hoạt động là nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dựa trên loại hình du lịch cộng đồng. “Với sự quyết tâm cao của một số người tiên phong, cùng với sự giúp đỡ, động viên từ chính quyền, Gò Cỏ dần phát triển thành làng du lịch cộng đồng rất tiềm năng. Bây giờ bà con trong làng đã nhận thức, hưởng ứng và năng nổ tham gia làm du lịch. Người trẻ cũng dần trở về làng để góp công, góp sức cùng chúng tôi”

Hiện nay có rất nhiều khách biết đến và đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân mỗi dịp nghỉ lễ hay nghỉ ngơi cuối tuần, trong đó chủ yếu là khách du lịch trong nước.

Các bạn sinh viên học đúc bánh xèo tại lớp học của Trường cộng đồng làng Gò Cỏ

Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, hợp tác xã đã hình thành các tổ dịch vụ như: Tham quan, trải nghiệm bằng thuyền nan; dịch vụ homestay với tổng sức chứa khoảng 50 khách/đêm; tổ thuyết minh viên về làng Gò Cỏ; tổ Nhà hàng cộng đồng; tổ dịch vụ trải nghiệm làm nông dân; tổ dịch vụ trải nghiệm nấu ăn; tổ dịch vụ trải nghiệm trò chơi dân gian và một số dịch vụ trải nghiệm khác. Khách du lịch đến với nơi đây sẽ dành thời gian lưu lại làng Gò Cỏ bởi lẽ xung quanh còn có Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh, Đầm An Khê, đồng muối Sa Huỳnh; di tích Bia Ký Chăm, làng gốm Vĩnh An…

Với những giá trị về cảnh quan, địa chất, văn hóa, lịch sử cùng những tài sản quý giá từ rừng vàng biển bạc và đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng bản địa, làng Gò Cỏ xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn trong di tích Quốc gia đặc biệt Văn hoá Sa Huỳnh.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi