Tiêu điểm

Bài 4: Phát triển Bắc Ninh thành tỉnh đi đầu về chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ của nhân dân

Bắc Ninh- Kinh Bắc từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội, nơi phát tích của Vương triều Lý- triều đại khai mở, phát triển nền văn minh Đại Việt; Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" bên dòng sông Như Nguyệt vẫn vang vọng khắp cả nước từ ngàn đời.

Bài 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lần cuối cùng về thăm quê hương Quan họ

Ngày 24/1/2022, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bắc Ninh tự hào được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm, chúc Tết xuân Nhâm Dần 2022. Đây cũng là lần cuối cùng nhân dân Bắc Ninh được đón bác Nguyễn Phú Trọng về với quê hương Bắc Ninh-Kinh Bắc.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Bài 1: Một nhân cách sĩ phu Bắc Hà trong văn hóa Kinh Bắc

Kinh Bắc-Bắc Ninh, miền văn hiến thời nào cũng có những bậc hiền nhân làm vẻ vang quê hương, đất nước bằng tài năng và đức độ với phẩm chất tiết tháo của người sĩ phu Bắc Hà - "Phú quý bất năng dâm/ Bần tiện bất năng di/ Uy vũ bất năng khuất"...

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ

Vừa qua, ngày 27/4/ 2024, Ninh Bình đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Tràng An. Trong bối cảnh phát triển mới, các yếu tố về giá trị văn hóa, giá trị thương hiệu đã và đang trở thành nguồn động lực quan trọng để giúp tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững. Sức mạnh cội nguồn văn hóa cùng với nhân tố văn hóa trong kinh tế được nhận diện là một trong ba trụ cột phát triển của đất nước và của địa phương. Văn hóa được coi là “hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc”, đồng thời là “sức mạnh mềm” góp phần củng cố vị thế, năng lực của đất nước và địa phương.

Tính “cách mạng” cho nhà phố hiện đại

Nhà phố là một thuật ngữ để chỉ những ngôi nhà liền kề, nhà chia lô được xây dựng – hình thành trên các tuyến phố mới trong các khu đô thị, các tuyến đường mới, các khu ở được quy hoạch triển khai. Ở nước ta, tại các thành phố đã và đang trong quá trình phát triển, nhà phố cũng góp mặt trong giai đoạn hình thành và phát triển đô thị như một yếu tố cấu thành hữu cơ. Trước các yêu cầu thực tế đặt ra trong bối cảnh phát triển và hội nhập, cần có các định hướng trong thiết kế và quản lý để nhà phố thực sự là một trong những nhân tố tạo dựng tính “cách mạng” cho đô thị Việt Nam.

Hành nghề kiến trúc trong mối quan hệ kiến trúc và quy hoạch?

Trong thời đại mới, tư duy kiến trúc công trình ngày càng gắn liền hơn và không thể tách rời với tư duy quy hoạch, đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giúp hình thành những hình thái và xu hướng kiến trúc mới cho tương lai.

Những vấn đề cơ bản trong phát huy bản sắc văn hóa kiến trúc dân tộc

Bàn về câu chuyện Bản sắc kiến trúc Việt thật không dễ. Bởi thực tế thì mỗi một quốc gia, một dân tộc, một vùng miền đều có một nền văn hóa, đặc trưng riêng. Có hay không có và đâu là Bản sắc kiến trúc Việt Nam? Một câu hỏi mà suốt thời gian qua vẫn chưa có một tổng kết, đánh giá nào trở thành tài liệu dẫn dắt, định hướng chính thức cho giới hành nghề kiến trúc và các nhà quản lý? Cùng tác giả đi tìm đặc trưng tiêu biểu nhất của kiến trúc qua bản sắc văn hóa của quốc gia đó, dân tộc đó.

Để cây cầu 'bắc qua' ba thế kỷ sẽ càng thêm đặc biệt!

Tháng 5.2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho ý kiến với đề xuất kỹ thuật cải tạo cầu Long Biên của công ty Aterlia (đến từ Pháp). Trên tinh thần đó, bài viết này sẽ nêu một số gợi ý về nghiên cứu phục chế cầu Long Biên.

Kiến tạo cảnh quan xanh nông thôn trong hành lang xanh Hà Nội

(KTVN 250) Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ tại Hà Nội, việc tích hợp hạ tầng xanh và cảnh quan xanh vào quy hoạch đô thị đã trở thành yếu tố then chốt về mặt sinh thái, xã hội và kinh tế. Các không gian mở như công viên, mảng xanh, hồ điều tiết,… không chỉ cải thiện chất lượng sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các vấn đề môi trường đô thị như ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính trong đô thị. Bài báo đề xuất các mô hình phát triển bền vững cho các làng xóm trong hành lang xanh (HLX) theo QHC được phê duyệt tại quyết định 1259/QĐ-TTG ngày 29/7/2011, từ việc cải thiện chất lượng môi trường sống đến tăng cường đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi