Vĩnh Phúc: Giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề gốm Hương Canh trong phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề gốm Hương Canh trong phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới

(Vietnamarchi) - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, làng gốm tuy đổi mới nhưng vẫn còn giữ nguyên được nét đẹp mộc mạc, bình dị đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.
15:06, 04/12/2023

GIỮ GÌN BẢN SẮC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan, đồng thời thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 46 về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Trong quá trình thực hiện chương trình, các làng nghề truyền thống tại tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần hình thành diện mạo nông thôn vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Các làng nghề truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. Đây là một trong những nguồn nội lực giúp các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Du khách tới tham quan làng gốm Hương Canh có thể trực tiếp tham gia trải nghiệm quá trình làm gốm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân (Ảnh: Trà Hương).

Đồng thời, tỉnh đã xây dựng mô hình du dịch nông thôn theo hướng du lịch xanh bền vững, phát triển làng nghề và nhóm sản phẩm lưu niệm dần đưa các làng nghề trở thành các trung tâm bán hàng lưu niệm thủ công truyền thống đặc trưng hấp dẫn khách du lịch, kết hợp cung ứng trải nghiệm thực tế cho du khách thông qua tham gia các hoạt động sản xuất trực tiếp.

Cùng với đó, Vĩnh Phúc đã định hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch qua các hoạt động du lịch quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp đến khách tham quan, người tiêu dùng. Cùng với đó đa dạng hoá và đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền về du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng trên nền tảng công nghệ số qua cổng thông tin điện tử, mạng xã hội…, đẩy mạnh gắn kết, lồng ghép với công tác tuyên truyền trong xây dựng NTM.

Đại diện Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho biết, theo số liệu thống kê đơn vị cho thấy, năm 2022, tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã có những dấu hiệu tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục và dần sôi động trở lại, Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 28 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 20 làng nghề truyền thống. Năm 2022, doanh thu của các làng nghề đạt trên 3.600 tỉ đồng.

Đôi bàn tay nhào nặn nên những tác phẩm nghệ thuật gốm sành đương đại (Ảnh: Trà Hương).

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề nông thôn. Trong đó, phê duyệt nhiều đề án, dự án, giao các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Đồng thời, tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hằng năm. Việc công nhận sản phẩm OCOP là cơ hội để các chủ thể phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, thúc đẩy việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Vĩnh Phúc xác tập trung phát triển các sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống. Trong đó, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình xây dựng NTM, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 

PHÁT HUY GIÁ TRỊ GỐM HƯƠNG CANH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 

Từ xa xưa, địa danh Hương Canh đã nổi tiếng tại xứ Đoài về sự trù phú và danh giá. Đã có câu ca dao cổ từng ca ngợi vùng đất này:

“Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi,

Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh”.

Hương Canh hiện vẫn còn lưu giữ nhiều công trình văn hoá có quy mô to lớn về kiến trúc độc đáo, trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là đình Hương Canh. Ngôi đình được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 17, đầu thế kỷ thứ 18 thời Hậu Lê. Với kiến trúc cổ, bề thế, trạm trổ tinh vi, độc đáo về mỹ thuật gỗ dân gian. Cùng với đình Hương Canh, đình Ngọc Canh và Tiên Canh đã tạo nên cụm đình Tam Canh rất có giá trị của tỉnh Vĩnh Phúc và vùng đồng bằng Trung du Bắc bộ.

Cùng với cụm đình Tam Canh xưa, Hương Canh còn nổi tiếng là một làng gốm sành cổ truyền ở vùng Trung du Bắc bộ. Làng gốm Hương Canh cách thành phố Vĩnh Yên tầm 12km và cách Hà Nội 42km.

Sản phẩm gốm Hương Canh có đặc trưng thô, mộc với màu đất nung cháy. Người xưa quan niệm rằng, hiện vật gốm như một cơ thể sống trong sự kết hợp hài hoà của đất, nước, lửa và linh hồn của người thợ gốm.

Những năm 60 của thế kỷ trước, gốm Hương Canh phát triển cực thịnh. Hợp tác xã gốm Hương Canh nhộn nhịp không khí làm nghề. Một thời kỳ dài trong tình hình khó khăn chung của cả nước, thêm vào đó, nhu cầu thị trường thay đổi, trước nhiều sự lựa chọn khác, gốm gia dụng Hương Canh không còn được ưa chuộng, tiêu thụ kém dần, nghề gốm mai một, nhà nhà bỏ nghề. Những năm gần đây, với sự nỗ lực làm mới, đa dạng hóa sản phẩm của những người trẻ, gốm Hương Canh mới dần hồi sinh...

Các sản phẩm gốm của làng nghề gốm Hương Canh (Ảnh: Trà Hương)

Để phát huy giá trị làng nghề, thời gian qua, họa sĩ Nguyễn Hồng Quang, chủ xưởng gốm nghệ thuật Quang Đức đã chủ động phát triển dòng gốm nghệ thuật. Họa sĩ Nguyễn Hồng Quang luôn tự tin khẳng định, gia đình tôi sống tốt bằng nghề. Đáng mừng hơn, đó không phải là mục tiêu chính, bởi anh còn mong muốn lớn hơn là gốm Hương Canh phát triển mạnh mẽ trở lại, có thêm nhiều hộ dân giàu lên bằng chính nghề của cha ông.

Từ những mô hình sản xuất như xưởng gốm Quang Đức, nghề gốm Hương Canh tiếp tục “giữ lửa” thu hút lao động làm nghề, góp phần lưu giữ nghề truyền thống và ổn định đời sống người dân, trở thành điểm đến tham quan đậm đà bản sắc văn hóa của du lịch Vĩnh Phúc.

Du khách đến làng gốm Hương Canh không chỉ thấy gạch đất ngổn ngang như hồi nào, mà còn là đồ gốm mỹ nghệ, tranh, tượng, phù điêu... đậm hồn quê Đất Việt, lại được dịp tham gia vào việc chế tác, tạo dáng gốm thủ công thú vị.

Anh Trần Hùng - khách du lịch chia sẻ, đến với làng gốm hôm nay, anh không chỉ được tận mắt ngắm nhìn và chạm tay vào các sản phẩm gốm truyền thống như chậu, chai, lọ, chum, vại… mà còn có rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ đa dạng, phong phú, độc đáo và có giá trị.

Nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gốm sành Hương Canh là đất sét tự nhiên (Ảnh: Trà Hương).

LỐI ĐI NÀO CHO GỐM HƯƠNG CANH

Nhằm thúc đẩy và phát triển làng nghề tại địa phương, đặc biệt với sản phẩm gốm Hương Canh, đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Vĩnh Phúc cho biết, chính quyền địa phương sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, khuyến khích phát triển làng nghề gắn bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với xây dựng NTM; tăng cường nguồn vốn hỗ trợ xây dựng hạ tầng làng nghề, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển các mô hình du lịch tại các làng nghề bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM hiệu quả, thiết thực.

Gần 300 năm qua, gốm Hương Canh vẫn hoàn toàn được làm thủ công bằng tay (Ảnh: Trà Hương)

Chính quyền địa phương cũng cần tăng cường hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường, hình thành các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch làng nghề như nhà hàng, cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác. Cải thiện môi trường tự nhiên, xã hội thu hút khách tham quan, du lịch thúc đẩy thương mại, kinh tế phát triển.

Ðể khai thác hiệu quả nhất lợi thế, tiềm năng của hình thức du lịch làng nghề, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo và khôi phục các hoạt động văn hóa dân gian trong khu vực làng nghề để tạo sự đa dạng, tăng sức hút với du khách. Bên cạnh đó, ngành du lịch các địa phương cần phối hợp các cơ sở đào tạo để tập huấn cho người dân khu vực làng nghề về cách thức, kỹ năng làm du lịch. Phát triển du lịch làng nghề chính là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa./.

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy giá trị

Hà Nội (đô thị trong nước) được hình thành và phát triển từ một khu vực đầm lầy với hệ thông thống sông hồ dày đặc. Chính vì vậy, cấu trúc không gian cảnh quan đặc trưng của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên này; trong đó cấu trúc của các dòng sông trong nội đô đóng vai xương sống cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội (sông Hồng - phía Đông, sông Tô Lịch - phía Bắc và phía Tây và sông Sét - phía Nam).

Hà Nội có rừng... và rừng sẽ lên xanh

(KTVN 252) Việc quy hoạch tạo nên một hệ thống “Không gian xanh” - lá phổi xanh cho đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu trên thế giới trong đó có Việt Nam không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội mà còn là điều kiện quan trọng để tạo nên một đô thị phát triển bền vững. Công viên, vườn hoa... được hiểu đều nằm trong hệ thống “” đô thị. Suy cho cùng, “Không gian xanh”, hay “Công viên rừng” đều có mối quan hệ biện chứng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh và đều nhắm tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, văn hoá, giáo dục của đô thị. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt trong xây dựng biểu tượng, thương hiệu của từng đô thị khi yếu tố cạnh tranh mang tính toàn cầu đang rất cao.

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi