Sự kiện nổi bật
Architect Blog
Làm theo cách cũ khó có kết quả mới
Những chính sách mới trong việc cải tạo chung cư cũ (CCC) cần thoát khỏi tư duy cũ, mà phải là tư duy năng động hiệu quả, bảo đảm lợi ích thiết thực của 3 bên: Nhà nước, chủ đầu tư và người dân. Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội xung quanh vấn đề cải tạo CCC.
Cần sớm ban hành bộ khung tiêu chuẩn toàn diện cho nhà ở xã hội
Hiện nay, Việt Nam đã có những quy định pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định đối với nhà ở xã hội (NOXH), tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ, cả trong tư duy quy hoạch lẫn tổ chức thực hiện. Về mặt pháp lý, Luật Nhà ở năm 2014 và những sửa đổi, bổ sung mới nhất vào năm 2023 đã bước đầu xây dựng được nền tảng pháp lý cho nhà ở xã hội. Luật này định nghĩa rõ đối tượng được hưởng chính sách NOXH, quy định các cơ chế ưu đãi, đồng thời xác định rõ vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp cũng như người dân trong việc phát triển phân khúc nhà ở đặc biệt quan trọng này.
Trung tâm tài chính: Từ công trình đơn lẻ đến hệ sinh thái toàn cầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trung tâm tài chính cần được nhìn nhận như một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nơi dòng vốn, tri thức, công nghệ và con người có thể tương tác một cách nhịp nhàng và bền vững. Khi một trung tâm tài chính chỉ đơn thuần là một cụm các ngân hàng, quỹ đầu tư và công ty tài chính, nó sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào những biến động của thị trường tài chính thuần túy. Một cuộc khủng hoảng có thể khiến cả hệ thống bị đóng băng, dòng vốn bị tắc nghẽn và các hoạt động kinh tế bị trì trệ. Nhưng khi trung tâm tài chính trở thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nó không chỉ là nơi giao dịch tiền tệ mà còn là nơi kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, chính sách và các lĩnh vực kinh tế khác.
Những bài học kinh nghiệm quan trọng từ mô hình thành phố Thủ Đức và đề xuất các mô hình tổ chức thành phố trong thành phố thích ứng với bồi cảnh mới
Việc hình thành thành phố Thủ Đức (trực thuộc TPHCM) là một thử nghiệm quan trọng trong quản trị đô thị tại Việt Nam. Với mô hình "thành phố trong thành phố" đầu tiên, Thủ Đức mang đến nhiều bài học quan trọng về quản trị đô thị, thể chế, quy hoạch và vận hành chính quyền địa phương.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - Người nhận diện đô thị Việt Nam đương đại
Mấy mươi năm học tập và làm việc ở nước ngoài, Tiến sĩ khoa học - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn vẫn luôn hướng về quê nhà, dành phần lớn thời gian bắt tay quy hoạch dự án lớn trong nước.
Nhận diện giá trị của bản thân trong thời khắc hiện tại
“Chúng ta chú tâm và mong muốn bước vào kỷ nguyên đổi mới nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất là chúng ta là ai. Tạo ra sản phẩm về số lượng chứ không để ý đến cảm xúc của bản thân, không để ý tới cảm xúc của những người sử dụng, không để ý tới cảm xúc của những người xung quanh, cuối cùng lại không đạt được chất lượng như mong muốn. Bởi vậy, hãy nhận diện được giá trị của mình trong thời khắc hiện tại, làm tốt những thứ mình đang làm, từ đó nuôi dưỡng ước mơ mới” – KTS Hồ Khuê.
Ngày trở về của Người Hà Nội
Mỗi khi tháng Mười tới Hà Nội, ai cũng chút xốn xang: “Không thể nói trời không trong hơn. Và mắt em xanh khác ngày thường. Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy. Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường.” (Nhạc Nguyễn Thành, thơ Tạ Hữu Yên). Tháng Mười Hà Nội với tôi thiêng liêng, trang trọng vô cùng.
Sông Hồng trong quy hoạch Hà Nội
Nhìn lại đã gần 30 năm qua, có không ít đề xuất giải pháp quy hoạch khu vực ngoài đê sông Hồng, tuy nhiên cho đến hôm nay, chưa phương án nào triển khai trên thực tế do gặp nhiều vướng mắc về quy hoạch. Quy hoạch Thủ đô có nhiều điểm mới nhưng vẫn phải phù hợp với quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan.
Một góc nhìn về kiến trúc cổ điển ở Châu Âu thế kỷ 18 và 19
Vào những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, những đặc điểm trong nghệ thuật kiến trúc ở phương Tây đã trải qua những hình thái biến chuyển khác nhau dựa trên nguồn gốc là phong cách thiết kế cổ điển. Những ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật Baroque vẫn còn, với những đường nét kiến trúc được thừa kế từ thời Phục Hưng mang đến sự phức tạp và cầu kỳ hơn cho những yếu tố về hình khối, sự tương phản mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối.
Thừa Thiên Huế phát triển thành đô thị trực thuộc Trung Ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô
Thừa Thiên Huế xác định nhiệm vụ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện. Do vậy, tỉnh đang quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.
Các yếu tố đặc thù về di sản của đô thị Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế xác định nhiệm vụ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện. Do vậy, tỉnh đang quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.
Định hướng thiết kế văn phòng cho doanh nghiệp và lực lượng lao động Gen Z
Trong bối cảnh hiện đại, khi thế hệ Gen Z bắt đầu chiếm lĩnh thị trường lao động, việc thiết kế một văn phòng làm việc không chỉ đơn thuần là xây dựng một không gian làm việc nữa mà còn là việc tạo ra một môi trường kích thích sự sáng tạo, tương tác và phát triển cá nhân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, nơi mà việc thu hút và giữ chân nhân tài trở thành một thách thức lớn. Từ góc độ của một nhà thiết kế nội thất và một nhà tâm lý học, việc thiết kế kiến trúc văn phòng cho doanh nghiệp cần phải hướng đến việc hiểu và đáp ứng những đặc tính và nhu cầu của lực lượng lao động tương lai.
Phát triển du lịch bền vững: Sự cân đối hài hòa của hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trong du lịch
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia và khu vực. Để phát triển bền vững ngành du lịch, không thể phủ nhận vai trò của hai yếu tố cơ bản: cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm. Dưới góc nhìn của một người làm quy hoạch chiến lược, việc đầu tư và phát triển cân đối giữa hai yếu tố này sẽ là chìa khóa cho sự thành công của ngành du lịch.