Tag: quy hoạch hà nội

Sông Hồng với tương lai bền vững của Hà Nội

Hà Nội phải đủ nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất; phải an toàn trước bão to, lũ lớn mới có thể trở thành thành phố sáng tạo, thông minh. Cơn bão số 3 vừa tràn qua Hà Nội, nước sông Hồng một lần nữa lại dâng cao, càng cho thấy vai trò của sông Hồng với Thủ đô hiện tại và tương lai.

Bài 5: Nước sạch ở đâu trong Quy hoạch Thủ đô?

Tháng 11/2023, Hà Nội công bố kế hoạch lấy ý kiến Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô (Quy hoạch chung). Cùng thời gian này tại khu đô thị Thanh Hà xảy ra tình trạng thiếu nước sạch, vậy các bản Quy hoạch đã có nội dung gì đảm bảo để Hà Nội không bị thiếu nước?

Lấy ý kiến về đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

Thực hiện quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Viện Quy hoạch xây dựng (QHXD) Hà Nội, cơ quan được UBND thành phố giao tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với đồ án.

Bài 4: Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung với Quy hoạch treo

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xử lý các dự án treo và khẩn trương thực hiện Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (gọi tắt là điều chỉnh Quy hoạch chung). Các quy hoạch này có liên quan đến nhau.

Bài 3: Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội - Cơ hội tăng tốc các dự án đường sắt đô thị

Theo dự kiến Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh quy hoạch chung Hà nội sẽ hoàn thiện trong tháng 11 để trình các cấp vào cuối năm 2023. Đây là cơ hội thuận lợi để khắc phục các bế tắc của các dự án phát triển ĐSĐT Hà Nội - được hy vọng là “cứu cánh” trong hệ thống giao thông đô thị.

Bài 2: Quy hoạch để Hà Nội thoát khỏi nguy cơ Đô thị khát nước

Hà Nội đang đồng thời lập Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung. Dự thảo Báo cáo Quy hoạch Thủ đô đã gửi các sở ngành địa phương lấy ý kiến để hoàn chỉnh. Nhân việc thiếu nước sạch tại các khu đô thị mới, tác giả lưu ý các tư vấn lập 2 Quy hoạch cần có giải pháp cấp nước sạch, chủ động, bền vững cho Hà Nội tương lai.

Bài 1: Quy hoạch giao thông Thủ đô không thể sơ sài, lạc hậu, dàn trải

Sau 5 tháng triển khai lập Quy hoạch Thủ đô, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội gửi công văn tới các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã về việc xin ý kiến về Báo cáo, kèm theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch Thủ đô do liên danh tư vấn tập hợp từ kết quả của 13 đơn vị tư vấn trong liên danh thực hiện. Theo sát tiến trình thực hiện lập Quy hoạch, tác giả cho ý kiến mục Quy hoạch Giao thông do Viện Chiến lược và phát triển giao thông (TDSI) thực hiện.

Thành phố chạy theo những con đường

Hà Nội đã được mở rộng lớn gấp 3,5 lần sau khi triển khai dự án mở rộng đường Láng - Hòa Lạc. Sau 18 năm (2006-2023), con đường ấy không giúp Hà Nôi phát triển nhanh như mong đợi. Vậy cần có giải pháp nào nhằm cải thiện thực trạng này. Đây là nội dung bài trình bày tại hội thảo “Các mô hình đô thị và mô hình giao thông: Bài học kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” do Khoa Vận tải Kinh tế phối hợp với Viện Hàng không Vũ trụ (CHLB Đức) tổ chức ngày 10/10.

Bảo vệ thương hiệu Thành phố Cây xanh - Sông hồ đẹp nhất châu Á

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội và Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam đã đồng hành với thành phố, đóng góp ý tưởng phát triển cho Thủ đô. Ngày 28/9/2023, hai đơn vị đã cùng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức hội thảo “Ý tưởng xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội”.

Bài 3: Các dự án thoát nước và xử lý nước thải Hà Nội trong hơn 20 năm qua và 10 năm tới

Dự án Thoát nước Hà Nội đã xong nhưng mưa to nhiều nơi vẫn ngập. “Hệ thống thu gom xử lý nước thải dù đã được bố trí đủ vốn, nhưng Hà nội mới có các trạm xử lý 28,8% nước thải cần xử lý, thấp hơn so với mục tiêu phải đạt được đến năm 2020 là 60% theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.” (*).

Bài 2: Quy hoạch mạng lưới trường học Thủ đô 20 năm qua và 10 năm tới

Ngày 4/8, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức Toạ đàm, lấy ý kiến phương án phát triển của giáo dục Hà Nội, cách thức tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2012-2030., Đđây là dịp nhìn lại Quy hoạch và thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới trường học đã qua vài kỳ vọng và mong muốn có những đổi mới trong thời gian tới. Đồng thời đây cũng là một trong những nội dung mà chúng ta nNhìn lại sau 10 năm thực hiện chiến lược Phát triển KT-XH Hà Nội 2012-2022.

Bài 1: Hạ tầng cho nền kinh tế tri thức Hà Nội: những bước tiến trong 10 năm qua

Năm 2012 Thủ tướng “Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (gọi tắt là “Chiến lươc”), trong đó giai đoạn tới 2020 sẽ triển khai các dự án quan trọng nhằm phát triển kinh tế tri thức Hà Nội – tiền đề cho định hướng cho nền kinh tế 4.0 hiện nay. Năm 2022 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định Nhiệm vụ lập quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030. Trước khi lập trình cho tương lai, Hà Nội xem lại những kết quả thực hiện” Chiến lược” của 10 năm qua (2012-2022).

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Cần tư duy đổi mới về quy hoạch

Ngày 1/8/2023 tròn chặng đường 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (2008-2023). Và năm nay Hà Nội lại bắt đầu điều chỉnh quy hoạch theo Quy hoạch tổng thể Quốc gia của Chính phủ.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi