Sự kiện nổi bật
Tag: hà giang
Ngành Xây dựng Hà Giang chủ động trước những thách thức mới!
Vượt qua những khó khăn năm 2023, ngành Xây dựng Hà Giang cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra. Năm 2024, toàn thể cán bộ, công chức và người lao động ngành Xây dựng nỗ lực, quyết tâm thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định “Tăng cường thanh tra, kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng” là vấn đề then chốt.
Hà Giang: Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu
Đầu tháng 9/2023, Hội đồng mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại Hội nghị quốc tế lần thứ 10 Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ ba. Lễ đón nhận danh hiệu này được tổ chức tối 28/10 tại thị trấn Đồng Văn (Hà Giang).
Bảo tàng số hiện đại ở Hà Giang
Bảo tàng số Hà Giang nằm cạnh dòng sông Lô huyền thoại. Năm 2020, công trình hơn 4.100m2 này được cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí trên 106,2 tỷ đồng. Địa điểm tham quan này vừa mang đậm bản sắc độc đáo riêng của Hà Giang vừa mang hơi thở thời đại, được kỳ vọng thu hút khách du lịch mỗi ngày.
Hà Giang dự kiến xây 1.500 căn nhà ở xã hội
Đây là mục tiêu trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Xây dựng huyện Bắc Quang trở thành cực tăng trưởng phía Nam Hà Giang
Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định một số đột phá trong 06 cụm ngành và 04 cực phát triển, tăng trưởng. Trong đó, định hướng huyện Bắc Quang – phát triển thành một đô thị động lực kinh tế vùng phía Nam tỉnh, với lợi thế đầu mối, cửa ngõ giao thông, thu hút đầu tư để hình thành một trong những trung tâm chế biến, logistic nông lâm sản vùng cao, phát triển theo mô hình đô thị xanh, có hạt nhân là các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ.
Hà Giang: Hình thành liên kết chuỗi giá trị bền vững tại huyện Xín Mần
Huyện Xín Mần (Hà Giang) không có lợi thế về giao thông do đồi núi cao hiểm trở, địa hình phức tạp chia cắt, có độ dốc lớn khiến di chuyển gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với địa thế này lại tạo ra phong cảnh đa dạng, hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, Xín Mần còn nổi tiếng với bản sắc văn hóa đa dạng của 16 dân tộc chung sống nơi địa đầu Tổ Quốc, với hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, tài nguyên rừng phong phú. Do đó, cần sắp xếp lại không gian phát triển kinh tế tại huyện Xín Mần để biến những hạn chế thành cơ hội, tạo đột phá góp phần đưa Hà Giang phát triển nhanh, bền vững.
Hà Giang: Gìn giữ không gian kiến trúc cảnh quan Du Già, tạo động lực cho phát triển du lịch
Những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã đến với Hà Giang để nghiên cứu phát triển các dự án theo định hướng đã được thông qua. Quá trình xem xét đầu tư cũng nhận thấy có nhiều khu vực thuộc Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn để cung cấp bổ sung các sản phẩm, hạng mục du lịch và dịch vụ, đảm bảo tính liên hoàn, đồng bộ, đặc biệt là khu vực xã Du Già (huyện Yên Minh) với hệ động, thực vật phong phú đa dạng. Các hạng mục này cần có các không gian thích hợp để bố trí và tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn, khai thác tiềm năng sẵn có của khu vực.
Hà Giang với những kiến trúc bản sắc giá trị
Hà Giang có khoảng 20 đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống. Với địa hình khí hậu đa dạng từ trung du, bình nguyên, ven sông, suối ngược lên các cao nguyên đá độ dốc lớn cũng như các đỉnh núi điệp trùng… đã hình thành các loại hình kiến trúc bản sắc riêng biệt, phù hợp với dân tộc, văn hóa, khai thác vật liệu địa phương và tận dụng được sức người tại chỗ. Tất cả tạo nên những giá trị đa sắc màu – bản sắc kiến trúc Hà Giang.
Hội nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tỉnh Hà Giang
Chiều 29/3, Sở Xây dựng Hà Giang tổ chức Hội nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Phát huy bản sắc kiến trúc – Hành trang để Hà Giang vươn tầm cao mới
(KTVN 242) – Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc với 19 dân tộc anh em, có nền văn hóa đặc sắc, kiến trúc đa dạng, phong phú, giao thoa của nhiều văn hóa, dân tộc. Công tác quy hoạch cũng như kiến trúc công trình xây dựng có những chuyển biến theo hướng tích cực trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa bản sắc kiến trúc truyền thống của Việt Nam và của địa phương, kết hợp tiếp cận, hội nhập xu hướng kiến trúc thời đại. Để nhận diện rõ hơn về bức tranh tổng thể việc quản lý phát triển quy hoạch – kiến trúc – đầu tư xây dựng Hà Giang trong giai đoạn mới, PV Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về vấn đề này! Trân trọng giới thiệu tới độc giả.
Xây dựng Nông thôn mới cho các đô thị Hà Giang?
(KTVN – 241) Nông thôn Việt Nam có 03 chức năng chủ yếu: Chức năng Sản xuất nông nghiệp để tạo nguồn lương thực nuôi xã hội; Chức năng Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và Chức năng Hệ sinh thái, giữ gìn “lá phổi” cho đời sống con người. Trong đó, kiến trúc – cảnh quan tham gia trực tiếp vào thực hiện 02 chức năng lớn của nông thôn: Đảm bảo cho cảnh quan, môi trường hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp và Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản sắc của các dân tộc.
Hà Giang hiện có 15 đô thị. Các đô thị nói chung và đặc biệt các đô thị miền núi nói riêng, với đặc trưng núi non cận kề cùng các làng bản quần cư, đô thị và nông thôn vốn không có khoảng cách. Do vậy, việc chú trọng phát huy và phát triển các vùng nông thôn ven đô thị miền núi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sức hút cũng như tạo dựng các nét đặc trưng, đặc sắc riêng của nó. Đặc biệt, đối với đô thị Hà Giang, kiến trúc – cảnh quan vùng ven đang tham gia trực tiếp vào việc Đảm bảo cho cảnh quan, môi trường hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp và Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản sắc của các dân tộc.
Khai thác cảnh quan tự nhiên trong tạo lập bản sắc kiến trúc đô thị Hà Giang
(KTVN 241) – Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang diễn ra khá nhanh, nhất là ở khu vực thành phố và trung tâm các huyện. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập do thiếu chặt chẽ trong quản lý xây dựng theo quy hoạch; phát triển đô thị chưa trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ… Tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp nhằm phát triển đô thị một cách bền vững, hài hòa, trong đó khai thác cảnh quan tự nhiên đa dạng, độc đáo của Hà Giang được xem như phương án hiệu quả nhằm giải bài toán này.