Ngành Xây dựng Hà Giang chủ động trước những thách thức mới!

Ngành Xây dựng Hà Giang chủ động trước những thách thức mới!

(Vietnamarchi) - Vượt qua những khó khăn năm 2023, ngành Xây dựng Hà Giang cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra. Năm 2024, toàn thể cán bộ, công chức và người lao động ngành Xây dựng nỗ lực, quyết tâm thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định “Tăng cường thanh tra, kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng” là vấn đề then chốt.
08:13, 01/03/2024

CHỦ ĐỘNG TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC MỚI! 

Năm 2023 diễn ra trong bối cảnh nhiều thách thức, khó khăn do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, với tinh thần chủ động trước những biến động cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ngành Xây dựng Hà Giang đã cơ bản hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ đô thị hóa 23,89% (đạt trên 102%); tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh là 96,70% (đạt 100%). 

Công tác quản lý đầu tư, chất lượng công trình xây dựng; quản lý kiến trúc, quy hoạch, nhà ở, thị trường bất động sản; quản lý kinh tế, vật liệu xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị... đảm bảo hiệu quả. 

Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt, xếp thứ 3/20 đơn vị, đạt 89,7 điểm (tăng 5 bậc so với năm 2022). 

Lễ Công bố Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Giang đến năm 2035 và Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Đối với công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng, trong năm 2023, Sở Xây dựng đã tiếp tục tổ chức lập 37 đồ án; trong đó hoàn thành lập, phê duyệt 15 đồ án quy hoạch các loại. Phối hợp với thành phố Hà Giang tổ chức công bố 9 đồ án phân khu theo Quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035; phối hợp với huyện Quang Bình công bố đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Yên Bình và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quang Bình giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiều đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng các đô thị, thị trấn, khu du lịch khác trên địa bàn. Đồng thời, thẩm định Quy chế Quản lý kiến trúc thành phố Hà Giang và Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ).

Công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn luôn được Sở Xây dựng Hà Giang quan tâm

Xác định công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Sở đã yêu cầu UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra công trình điểm dừng chân ngắm cảnh hẻm Tu Sản, Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc), báo cáo kết quả theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng đã chủ động tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 

Đồng thời, Sở đã triển khai thực hiện, tham mưu UBND Tỉnh ban hành văn bản số 1146/UBND-KTTH ngày 19/4/2023 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 07/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống. 

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang Nguyễn Tiến Dũng

TĂNG CƯỜNG THANH TRA, KIỂM TRA, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG 

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang cho biết, năm 2024 được xác định là năm “Tăng cường thanh tra, kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng”, vì vậy toàn thể cán bộ, công chức và người lao động ngành Xây dựng sẽ nỗ lực, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hoá 25,2%; Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98,3%. 

Thứ hai, nhằm cụ thể hóa Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ phê duyệt, Sở sẽ tham mưu, thực hiện phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.

Thứ ba, chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng đảm bảo yêu cầu, kế hoạch đề ra; tập trung thúc đẩy hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công đúng thời hạn.

Thứ tư, chủ trì thực hiện chương trình xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Thủ tướng Chính phủ.  

Thứ năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai tiểu dự án hỗ trợ về nhà ở thuộc Dự án 1 của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Thứ sáu, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, các hoạt động quản lý kinh tế, kỹ thuật, chất lượng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian thẩm định, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng công trình, thi công đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường; thực hiện nhiệm vụ quản lý giá vật liệu xây dựng; quản lý công tác thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo Quy hoạch được duyệt.

Một góc thành phố Hà Giang trên cao

Thứ bảy, chủ trì tham mưu thực hiện Kế hoạch về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chủ động trong công tác tham mưu triển khai các trình tự thủ tục về đầu tư xây dựng các khu đô thị và hạ tầng kỹ thuật. Phối hợp, tham mưu UBND Tỉnh triển khai thực hiện các dự án trọng điểm thu hút đầu tư ngoài ngân sách. Đôn đốc UBND các huyện xây dựng, trình thẩm định và phê duyệt Đề án công nhận các xã đạt tiêu chí loại V; đôn đốc UBND huyện Yên Minh hoàn thành triển khai lập Đề án công nhận thị trấn Yên Minh đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Thứ tám, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân thực hiện. Hồ sơ giải quyết công việc được thực hiện thông qua cơ chế một cửa nhanh gọn, thuận tiện.

Thứ chín, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ trong các cơ quan, đơn vị.

Thứ mười, triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Trung ương, địa phương, ngành; thực hiện tốt quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Thứ mười một, xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2024, chủ động xây dựng các kế hoạch kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực xây dựng.

Thứ mười hai, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Khép lại năm 2023 với nhiều khó khăn thách thức, bước sang năm 2024 đối diện với thời cơ, thuận lợi, đan xen những biến động khó lường, với tinh thần “vượt nắng thắng mưa” cùng sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Sở Xây dựng và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ, công chức và người lao động, ngành Xây dựng Hà Giang sẽ nỗ lực thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra./.

Thủ tướng yêu cầu rà soát các quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2025

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 46/CĐ-TTg ngày 9/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

Đưa trung du và miền núi phía Bắc thành vùng phát triển xanh, bền vững

Mục tiêu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc (Vùng) trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, có khung kết cấu hạ tầng cơ bản kết nối nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và tiểu vùng Bắc Trung Bộ…

Phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050 là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển.

Mặt tiền hiệu suất cao: Giải pháp cho xây dựng kiến trúc bền vững

Hiện nay, các quy định và chương trình về năng lượng đã khuyến khích mức độ sử dụng năng lượng hiệu quả ngày càng cao trong các tòa nhà giúp giảm chi phí vận hành và giảm lượng khí thải CO2, mang lại lợi ích về môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thiết kế và xây dựng mặt tiền hiệu suất cao là một trong những bước quan trọng để đáp ứng những nhu cầu này.

Nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi