Hà Giang: Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu

Hà Giang: Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu

Đầu tháng 9/2023, Hội đồng mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại Hội nghị quốc tế lần thứ 10 Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ ba. Lễ đón nhận danh hiệu này được tổ chức tối 28/10 tại thị trấn Đồng Văn (Hà Giang).
11:26, 01/11/2023
Tỉnh Hà Giang đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 3 (Ảnh: Báo Hà Giang).

Theo đó, ngày 3/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO chính thức ghi danh là Công viên địa chất toàn cầu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là công viên thứ hai tại khu vực Đông Nam Á. Đầu tháng 9 năm 2023, Hội đồng mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại Hội nghị quốc tế lần thứ 10 tổ chức ở Ma-rốc tiếp tục công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ ba.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhận định, sau hơn 13 năm phát triển, được sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Hà Giang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất, văn hóa, tạo sinh kế đa dạng, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn phát biểu khai mạc buổi lễ (Ảnh: dangcongsan.vn).

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết lượng khách đến với Hà Giang từ hai nghìn lượt khách vào năm 2010 tăng lên nhanh chóng, đạt mốc 2,2 triệu lượt vào năm 2022 và dự kiến cả năm 2023 sẽ đạt trên 3 triệu lượt khách. Du lịch phát triển theo hướng bền vững đã và đang tạo nguồn sinh kế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, làm thay đổi rõ nét cuộc sống nơi cao nguyên đá.

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch - cho biết Việt Nam có 57 danh hiệu UNESCO gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu... Hầu hết địa phương có di sản được UNESCO đánh giá cao trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác giá trị di sản, để di sản thực sự là tài sản đóng góp quan trọng trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Việc thúc đẩy mô hình phát triển xanh, sạch và bền vững thông qua các Công viên địa chất toàn cầu ở Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông… đặc biệt là tại Cao nguyên đá Đồng Văn là hướng đi phù hợp với định hướng chiến lược phát triển văn hóa và phát triển du lịch của đất nước”, ông Hoàng Đạo Cương cho biết.

Ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Trường Hùng).

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định từ sau khi Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào năm 2010, diện mạo Hà Giang nói chung, vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã khởi sắc, các di sản văn hóa, di sản địa chất, đa dạng sinh học được bảo tồn phát huy, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Hà Giang cần tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, tiếp tục đổi mới và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư gắn với đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ nhằm giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội để đạt mặt bằng phát triển chung trong vùng và cả nước.

Pháp lý xây dựng

Chợ Bến Thành được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố

Ngày 20/11, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích cấp thành phố đối với di tích kiến trúc nghệ thuật chợ Bến Thành và một số di tích trên địa bàn thành phố.

Khai thác và phát huy các giá trị kiến trúc miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1986 trong kiến trúc đương đại

Kiến trúc miền Bắc Việt Nam (MBVN) giai đoạn 1954-1986 đã để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị và là bài học cho kiến trúc đương đại có thể tiếp nối và phát huy. Bài báo xác định các giá trị của kiến trúc MBVN giai đoạn 1954-1986 có thể khai thác và phát huy trong kiến trúc đương đại ở nhiều khía cạnh, từ tổng thể mặt bằng và cảnh quan, tổ chức không gian, mặt đứng, kỹ thuật kết cấu và vật liệu, hoa văn trang trí... Các giá trị đều được tổng hợp từ kết quả khảo sát nghiên cứu các công trình kiến trúc MBVN giai đoạn 1954-1986.

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Cư xá Những Đỉnh Núi

Thay vì gọi bằng cái tên gắn với một yếu nhân kiêm người sáng lập - Cité-jardin Amiral Jean Decoux (Cư xá-hoa viên Đô đốc Jean Decoux), hay gọn hơn, Cité Decoux (Cư xá Decoux), thì người Pháp lẫn người Việt giữa thập niên 1940 vẫn thích dùng một cái tên gắn với cảnh quan sinh thái bay bổng hơn - Cité des Pics (Cư xá Những Đỉnh Núi) - khi nói về khu cư trú mới, gồm 51 ngôi biệt thự được xây dựng ở vùng rìa phía Bắc thành phố.

Giải mã gen văn hóa kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc là một bộ phận hữu cơ, là một thực thể được cấu thành của văn hóa. Kiến trúc mỗi vùng miền có đặc trưng giữa các vùng miền có sự đa dạng, chỉ có thể thấy nét tương đồng chứ không thể tìm ra hai nền văn hóa giống hệt nhau, dù là hai khu vực nằm sát gần nhau. Kiến trúc và văn hóa của mỗi dân tộc có cấu trúc đặc thù, giống như cấu trúc của bộ gen sinh học, tìm hiểu, nghiên cứu, làm sáng tỏ đặc trưng văn hóa, kiến trúc các vùng miền chính là việc giải mã bộ gen trong văn hóa và kiến trúc của vùng miền đó.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi