Những công trình kiến trúc độc đáo hơn 100 tuổi của TPHCM

Những công trình kiến trúc độc đáo hơn 100 tuổi của TPHCM

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành... không chỉ là những dấu ấn kiến trúc mà còn là những chứng nhân lịch sử, góp phần tạo nên diện mạo đô thị độc đáo và đa dạng của TPHCM.
17:22, 14/04/2025
Trước
Sau 

Dinh Độc Lập, trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là hội trường Thống Nhất, được xây dựng vào năm 1868-1871. Tháng 7/1962, dinh được xây mới trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. 

Năm 1976, công trình được công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Hiện nay, đây là di tích lịch sử nổi tiếng thu hút đông đảo du khách và là nơi họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo Trung ương và thành phố.

Trước 
Sau

Dinh Độc Lập nhìn từ trên cao. Công trình có khuôn viên rộng 12ha, diện tích sử dụng 20.000m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng và tầng hầm.

Trước
Sau

Trụ sở UBND TPHCM (đường Nguyễn Huệ, quận 1) là tòa nhà được xây dựng năm 1898-1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Riêng phần trang trí ban đầu do họa sĩ - điêu khắc gia Ruffier đảm trách.

Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là dinh Xã Tây, trước năm 1975 gọi là Tòa đô chánh. Năm 2020, tòa nhà này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Trước
Sau

Nhà thờ Đức Bà (quận 1) được xây dựng năm 1877, hoàn thành sau 3 năm và được Tòa thánh Vatican phong hàng tiểu Vương cung Thánh đường từ năm 1959.

Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được mang từ Pháp sang.

Công trình được cấp phép trùng tu vào tháng 7/2017 với kinh phí hơn 140 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Trước
Sau

Nằm cạnh nhà thờ Đức Bà là bưu điện Trung tâm TPHCM. Tòa nhà được xây trong khoảng năm 1886-1891, trải dài hình chữ T, gian giữa là khối 3 tầng, hai bên là khối nhà 2 tầng, xếp đặt vững chãi, cân đối.

Năm 2023, công trình được xếp thứ hai trong danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới do tạp chí Architectural Digest của Mỹ bình chọn.

Trước
Sau

Không gian bên trong bưu điện thiết kế mang ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc trong các nhà thờ Tây Âu.

Trước
Sau

Nhà hát Lớn TPHCM (quận 1) là một công trình kiến trúc đặc biệt, mang đậm phong cách Gothique thịnh hành tại Pháp cuối thế kỷ 19.

Công trình do nhóm kiến trúc sư người Pháp là Félix Olivier, Eugène Ferret và Ernest Guichard thiết kế và xây dựng từ năm 1898. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất của nhà hát đều do một họa sĩ tên tuổi người Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19.

Từ đó đến nay, công trình đã qua đợt trùng tu lớn vào năm 1998 nhân dịp thành phố kỷ niệm Sài Gòn 300 năm và năm 2023 với kinh phí 337 tỷ đồng.

Trước
Sau

Chợ Bến Thành (quận 1) có từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất Gia Định. Đến năm 1911, chính quyền Pháp quyết định dời ngôi chợ này về vị trí hiện nay, khi nơi đây còn là một ao sình lầy. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 mới hoàn thành và hoạt động đến nay. Ngày nay, chợ Bến Thành được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại TPHCM.

Trước
Sau

Trước chợ, vòng xoay được xây dựng từ năm 1914, gắn bó với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Năm 1964, sinh viên đã đặt tượng bán thân Quách Thị Trang để tưởng nhớ nữ sinh hy sinh trong cuộc biểu tình chống chính quyền lúc bấy giờ. Một năm sau, tượng đài Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa cũng được đặt tại đây. Năm 2014, để thi công ga ngầm Metro Bến Thành - Suối Tiên, hai tượng đài này được di dời. 

Tại đây, ga xe lửa đã hoạt động trước chợ Bến Thành từ năm 1885 đến sau năm 1975, trước khi bị dời đi.

Trước
Sau

Bến Nhà Rồng - nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) nay là bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn nằm trên sông Sài Gòn. Công trình được xây dựng vào năm 1862-1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.

Theo ghi chép của cố học giả Vương Hồng Sển, nơi đây từng là trụ sở của tổng công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) và trên nóc tòa nhà này có gắn đôi rồng bằng đất sét nung tráng men xanh theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt". Với kiến trúc độc đáo đó, tòa nhà được gọi là Nhà Rồng.

Trước
Sau

Tòa nhà trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM được xây dựng vào năm 1929-1930, từng có các tên gọi: Tòa nhà chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn (1930-1957), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa, từ năm 1957 đến 30/4/1975), trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM (từ tháng 7/1976 đến nay).

Phong cách kiến trúc của tòa nhà rất đặc biệt, đó là sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với đường nét kiến trúc Chăm, Khmer, thể hiện ở hình khối, mô típ trang trí các mặt đứng, cột, rào lưới, cửa sắt, hành lang, lan can, ban công, góc mái...

Trước
Sau

Cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé nối quận 1 và quận 4 là một trong những cây cầu cổ xưa nhất Sài Gòn. Cầu do hãng vận tải Hải Dương Messageries Maritimes (Pháp) xây dựng vào năm 1893 -1894. Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.

Trước
Sau

Đường Catinat sầm uất thời Pháp thuộc với nhà hát Thành phố và khách sạn Continental - biểu tượng Sài Gòn một thời. Năm 1865, con đường được đặt tên là Catinat, theo tên một thống chế người Pháp phục vụ dưới thời vua Louis 14. Năm 1954, Catinat được đổi tên thành đường Tự Do, sau năm 1975 thành Đồng Khởi. Ngày nay, đây là một trong những con đường đắt đỏ bậc nhất.

Trước
Sau

Tòa nhà công ty Xăng dầu Pháp - Á (còn được biết đến với tên gọi Shell) - một trong những hãng xăng dầu lớn hoạt động tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Ngày nay, đây là trụ sở công ty Petrolimex trên đường Lê Duẩn (quận 1). Khi mới khánh thành, nơi đây là tòa nhà trắng 4 tầng vuông vức, có cột cờ lớn trên đỉnh nóc, hàng cột trụ to cao theo kiểu La Mã ở mặt tiền.

Trước
Sau

Chợ Bình Tây mang đậm nét kiến trúc Á Đông, thuộc khu vực Chợ Lớn gần như không thay đổi so với hiện nay. Năm 2015, chợ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chợ Lớn được hình thành từ thế kỷ 17 đến 19, khi cộng đồng người Hoa đến định cư và xây dựng một đô thị sầm uất. Chợ Lớn ngày nay không chỉ là khu vực sầm uất mà còn là một di sản văn hoá quý giá, phản ánh lịch sử đa dạng văn hoá sài Gòn.

https://vietnamnet.vn/nhung-cong-trinh-kien-truc-hon-100-nam-cua-do-thi-tphcm-2387359.html

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Gỗ và hành trình bảo tồn di sản kiến trúc

Là vật liệu gắn bó mật thiết với truyền thống kiến trúc Việt Nam, gỗ không chỉ hiện diện như một chất liệu xây dựng – mà còn mang theo chiều sâu văn hóa, tâm hồn và cả những ký ức lịch sử. Trong bối cảnh bảo tồn di sản đang trở thành một thách thức, ngày 25/6, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra tọa đàm “Gỗ – Đôi bàn tay hay tâm hồn người thợ”.

Chùa Sa Leng - viên ngọc kiến trúc Khmer giữa lòng Trà Cú

Nằm trên Quốc lộ 54, thuộc ấp Chợ, xã Phước Hưng (Trà Cú, Trà Vinh), chùa Sa Leng hay còn gọi là Kompong Chrây – không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là bảo tàng sống của nghệ thuật kiến trúc và văn hóa Khmer Nam Bộ.

Về thăm đình cổ Mỹ Lương

Đình Mỹ Lương tọa lạc cạnh bờ sông Cái Cối (ấp Lương Nhơn, xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), không chỉ là một công trình kiến trúc tiêu biểu, mà còn là nơi lưu giữ ký ức văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Nam bộ thuở xưa. Đình Mỹ Lương cũng là vật chứng cho sự hình thành và phát triển của vùng đất Cái Bè nói riêng và Tiền Giang nói chung.

Kiến trúc Việt Nam: Dòng chảy bản sắc qua ngàn năm

Việt Nam, dải đất hình chữ S với lịch sử hàng ngàn năm, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ mà còn mê hoặc du khách bởi một nền kiến trúc đa dạng.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh