Bài 1: Một nhân cách sĩ phu Bắc Hà trong văn hóa Kinh Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bắc Ninh

Bài 1: Một nhân cách sĩ phu Bắc Hà trong văn hóa Kinh Bắc

Kinh Bắc-Bắc Ninh, miền văn hiến thời nào cũng có những bậc hiền nhân làm vẻ vang quê hương, đất nước bằng tài năng và đức độ với phẩm chất tiết tháo của người sĩ phu Bắc Hà - "Phú quý bất năng dâm/ Bần tiện bất năng di/ Uy vũ bất năng khuất"...
13:41, 22/07/2024
quê hương tổng bí thư
Quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, xưa thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (Nguồn ảnh: Cổng TTĐT huyện Đông Anh).

Được nuôi dưỡng, trưởng thành từ truyền thống văn hóa gia đình và quê hương Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp bước các bậc tiền nhân tài cao đức trọng, dẫn dắt đất nước đi đến cơ đồ hôm nay. Người dân Việt Nam đều cảm nhận thấy phẩm chất, nhân cách kẻ sĩ Bắc Hà qua dũng khí và mưu lược của người đứng đầu Đảng ta trong cuộc quyết chiến, phất ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham ô tham nhũng lộng quyền và làm sống dậy niềm tin trong nhân dân.

Có nhà văn viết rằng, những ai được sinh ra, được hấp thụ tinh hoa, trầm tích văn hóa của vùng đất đẹp và quyến rũ vào bậc nhất xứ Bắc như Bắc Ninh thì đó là một "biệt đãi của số phận". Và ngược lại, những người con Bắc Ninh tài đức làm rạng rỡ truyền thống quê hương, thao thiết tận hiến, phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam thì tên tuổi của họ cũng chính là một "biệt đãi" mà số phận đã trao cho vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Người Kinh Bắc không bao giờ giấu giếm tình cảm thiết tha, thiêng liêng và niềm tự hào của mình đối với nguồn cội quê hương. Trong nhiều bài phát biểu, nói chuyện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nhận mình là người Bắc Ninh. Những ý tứ "Bắc Ninh quê tôi", "Quan họ quê tôi"... cũng được Tổng Bí thư nhắc đến nhiều lần trong bài kết luận sâu sắc tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Dành tình cảm đặc biệt với quê nhà, trong chuyến thăm chúc Tết Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Bắc Ninh vào tháng 1-2022, giữa không gian trầm mặc thiêng liêng của di tích quốc gia đặc biệt Đền Đô - nơi thờ các vị vua triều Lý, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ân cần thăm hỏi các tầng lớp nhân dân, thưởng thức những làn điệu Dân ca Quan họ, nghe nghệ nhân giới thiệu Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ... Nhìn lại những trang sử vẻ vang của quê hương Bắc Ninh, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Chúng ta đều  biết, Bắc Ninh - Kinh Bắc từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng; là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội; có Luy Lâu từng là trung tâm chính trị, kinh tế - thương mại, văn hoá - tôn giáo và cổ xưa nhất của Việt Nam; nơi phát tích của vương triều Lý - triều đại khai mở, phát triển nền văn minh Đại Việt; có nhiều di tích, danh nhân, chiến công chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" bên dòng sông Như Nguyệt vẫn vang vọng khắp cả nước từ ngàn đời. Bắc Ninh còn là nơi du nhập đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam và trở thành trung tâm Phật Giáo lớn nhất của cả nước..."

Gửi gắm những thông điệp ý nghĩa trong lời chúc Tết, Tổng Bí thư nhắn nhủ: "Trong mọi thời kỳ lịch sử, vùng quê Kinh Bắc - Bắc Ninh đã sản sinh ra những anh tài nhân kiệt, được lịch sử dân tộc ghi danh, là hình ảnh rất rõ nét đại diện cho đặc trưng sĩ phu Bắc Hà về học vấn - nhân cách - khí tiết. Chính vì lẽ đó, tôi rất mong quê hương Bắc Ninh chúng ta sẽ tiếp tục phát huy sao cho mỗi khi nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến một vùng quê giàu đẹp, văn minh, thanh lịch; người Bắc Ninh hào hoa, tài giỏi, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc của người Kinh Bắc; cán bộ, đảng viên càng phải hết lòng, hết sức tận tâm, tận lực vì nước, vì dân".

tổng bí thư với bắc ninh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm phát triển văn hóa. Tiêu biểu là Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 với những thông điệp quan trọng như "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi", "Văn hóa còn thì dân tộc còn"... đã truyền cảm hứng và tạo ra bầu khí quyển trong toàn xã hội với quyết tâm chấn hưng, phát triển văn hóa nước nhà. Tinh thần ấy đã truyền động lực, định hướng cho tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số 71 về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững". Cũng thời điểm đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công Hội nghị văn hóa quy mô toàn tỉnh.

Bằng vốn kiến thức phong phú, sự am hiểu sâu sắc của một cử nhân khoa văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó là Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư của Đảng, lại có kinh nghiệm thực tiễn phong phú của một nhà báo, cùng với quá trình không ngừng tự học tập, tự rèn luyện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều công trình nghiên cứu tâm huyết về văn hóa. Mới đây, cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra mắt bạn đọc trong thời điểm hết sức quan trọng. Cuốn sách dày hơn 900 trang gồm 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện, lược ghi, trả lời phỏng vấn... đã hệ thống hóa quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, làm sáng rõ tư duy lý luận và thực tiễn trong đường lối của Đảng ta về văn hóa, đồng thời khẳng định sự quan tâm sâu sắc với tầm nhìn xa, rộng, sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện, đầy sức thuyết phục của Tổng Bí thư đối với lĩnh vực văn hóa.

Xây dựng văn hóa, con người là xây nền tảng, gốc rễ để giúp mỗi cá nhân biết tự ý thức, vượt qua những cám dỗ vật chất, những lợi ích nhóm. Tổng Bí thư nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng".

Ủng hộ lý tưởng, nghiêng mình ngưỡng mộ trước những đóng góp lớn lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng, với dân trong suốt chặng đường vừa qua, nhân dân Việt Nam cũng như đông đảo người dân quê nhà Bắc Ninh mãi yêu kính một nhân cách sĩ phu Bắc Hà cao đẹp - "Võ trường vắng bóng người anh kiệt/ Khí phách hiên ngang giữa đất trời/Thanh bạch một đời, lưu thiên cổ/ Nặng nợ sơn hà, kẻ sĩ mang".

bắc ninh

 

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - Người nhận diện đô thị Việt Nam đương đại

Mấy mươi năm học tập và làm việc ở nước ngoài, Tiến sĩ khoa học - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn vẫn luôn hướng về quê nhà, dành phần lớn thời gian bắt tay quy hoạch dự án lớn trong nước.

Hà Nội trong tôi!...

(KTVN 252) Một hình hài Hà Nội hiện đại, văn hóa, văn minh, giàu bản sắc trong thế kỷ XXI đang dần hiển hiện với những khát vọng phát triển lớn lao và khi ấy sông Hồng - dòng sông vĩ đại sẽ chảy trong lòng thành phố với đô thị sông Hồng, trở thành trục trung tâm phát triển kiến trúc văn hóa, cảnh quan và di sản của Thành phố ngàn năm tuổi.

Có một Hà Nội như tôi đã thấy

(KTVN 252) ...cái không gian “lõi” mà tôi sống hàng ngày và quan sát… về một Hà Nội dường như còn khá nguyên vẹn nét xưa cũ mà có nhiều cái nay đã gọi là “di sản”... Những gì diễn ra từ ngót 40 năm Đổi mới cho đến hôm nay đã mang lại một diện mạo ngày càng mới mà quy mô và tính đa dạng của nó khiến khó dùng ký ức của một người mà mô tả được. Trong ký ức của thế hệ chúng tôi không thể quên các công trình xây dựng được đánh dấu như những cái mốc cho sự phát triển ngày càng tăng tốc ấy. Những chính sách đặc thù cũng như Luật Thủ đô được Quốc hội mới thông qua cho phép chúng ta hy vọng vào một Hà Nội “ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”…

Kiến trúc Pháp tại Hà Nội - Bảo tồn và phát triển

(KTVN 252) Trong suốt nửa thế kỷ quy hoạch, kiến thiết và xây dựng không gian đô thị Hà Nội, các nhà quy hoạch và KTS người Pháp phục vụ trong bộ máy chính quyền thực dân đã tạo dựng cho thành phố này một diện mạo kiến trúc rất riêng biệt, thậm chí là độc nhất vô nhị khi so sánh với thủ đô của các quốc gia Đông Á khác. 

Cải tạo chung cư cũ trong tái thiết đô thị Hà Nội

(KTVN 252) - Trong giai đoạn 1954-1986, mô hình xây dựng nhà ở dưới hình thức cư trú tập thể, hay còn được gọi là nhà tập thể, đã đóng góp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước khi giải quyết được nhu cầu nhà ở cho đông đảo người dân Hà Nội. Đến nay, qua nhiều thập kỷ, hầu hết các nhà tập thể và khu nhà tập thể này, mà nay được gọi chung là chung cư cũ, đã hết niên hạn sử dụng, bộc lộ nhiều hạn chế trong việc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi