Văn hóa kiến trúc

Triển lãm Giảng Võ: Từ ký ức vàng son đến khát vọng về một biểu tượng mới của Hà Nội

Từng là điểm hẹn không thể thiếu của hàng nghìn gia đình suốt nhiều thập kỷ từ 1974, Triển lãm Giảng Võ không chỉ lưu giữ tuổi thơ và thanh xuân của bao thế hệ mà còn là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động, hội nhập. Giờ đây, trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn sẽ trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.

Hà Nội: Hướng đến kiến trúc giàu bản sắc, vì cộng đồng

Từ nhận diện về bản sắc kiến trúc Hà Nội, đặc biệt chỉ ra những thách thức gây ảnh hưởng đến bản sắc này, các chuyên gia, nhà quản lý khẳng định thành phố đang đứng trước nhiều cơ hội chủ động định hình phong cách kiến trúc mới cho Thủ đô.

Gìn giữ bản sắc kiến trúc của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc tạo dựng những nét riêng biệt trong quy hoạch, công trình kiến trúc có bản sắc vùng, miền được đánh giá là việc làm cần thiết, vừa bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, dân tộc vừa góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

“Nhà hang gạch” dự Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan tại Pháp

Công trình “Nhà hang gạch” (Brick Cave) của Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà sẽ là một trong những tác phẩm được giới thiệu tại Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan 2025 (lần thứ 3) - viết tắt là BAP!2025, diễn ra từ 6/5 - 13/7 tại Thành phố Versailles (Pháp).

50 công trình kiến trúc tiêu biểu phía Nam có đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi, Trường Nguyễn Văn Tố

50 công trình kiến trúc tiêu biểu của 34 tỉnh, thành phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) được Hội Kiến trúc sư Việt Nam vinh danh.

Một vài hình thức trấn yểm ở Hội An

Trấn yểm là việc làm đã có từ xa xưa và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, khu vực. Trấn yểm có liên quan chặt chẽ với những quy định trong phong thủy. Ở Việt Nam, trấn yểm là việc khá phổ biến trong dân gian. Tại Hội An, các hình thức trấn yểm cũng được sử dụng từ lâu đời, hơn nữa còn mang tính giao lưu của các nền văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của nhiều vùng miền, quốc gia.

Đôi điều về tên gọi các di tích tín ngưỡng trong dân gian ở Hội An

Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) được xây dựng cuối thế kỷ XIX, nhà cổ Huỳnh Phủ được xem như một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ, đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc.

Một bức bình phong đặc sắc tại Hội An

Có khá nhiều bức bình phong tại các di tích tín ngưỡng ở Hội An, trong các ngôi nhà cổ trong Khu phố cổ, một vài bức trong số đó rất đẹp. Vậy, điều gì khiến bức bình phong tại di tích Khổng Tử miếu, phường Cẩm Phô được ưu ái, dành nhiều lời khen tặng đến vậy? Tôi đã thử tìm hiểu và góp nhặt được một vài thông tin liên quan đến di tích và bức bình phong này.  

Khám phá xưởng đất nung được nhiều giải thưởng kiến trúc

Xưởng đất nung nằm bên dòng sông Thu Bồn của Nghệ nhân ưu tú Lê Đức Hạ được nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá, là nơi chốn thân thương được nhiều du khách tìm đến để thỏa sức sáng tạo với “đất-lửa-nước”.

Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

Tây Nguyên là mảnh đất đại ngàn hùng vĩ, nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, người Ê Đê, có nền văn hóa lâu đời, và đã tạo nên một di sản kiến trúc độc đáo và ấn tượng.

Quan Đế Miếu - Di sản kiến trúc và điểm đến tâm linh

Quan Đế Miếu, còn gọi chùa Ông, là một trong những công trình kiến trúc và tín ngưỡng quan trọng tại TP. Châu Đốc. Được xây dựng vào năm 1825, ngôi miếu đã trải qua lịch sử gần 2 thế kỷ, trở thành biểu tượng văn hóa và tâm linh, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng người Hoa và cư dân địa phương.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi