Kiến trúc độc đáo của Bảo tàng Phú Yên

Tọa lạc tại trung tâm TP Tuy Hòa, Bảo tàng tỉnh đã trở thành một điểm đến nổi bật, thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách trong, ngoài tỉnh. Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của Phú Yên, đây còn là công trình có kiến trúc ấn tượng, đạt được nhiều giải thưởng lớn về thiết kế.
14:56, 16/05/2025

Kiến trúc tòa nhà Bảo tàng tỉnh được thiết kế dựa trên hình tượng chiếc thuyền. Ảnh: LÊ THANH LIÊM

Kết hợp truyền thống và hiện đại

Với định hướng chủ đạo là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và phát triển, Bảo tàng tỉnh được thiết kế có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, giữa nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trưng bày. Trong đó, nét truyền thống được thể hiện rõ ở sự gần gũi, toát lên bản sắc dân tộc và đặc điểm hội tụ văn hóa của Việt Nam nói chung, Phú Yên nói riêng.

Mặt chính diện của tòa nhà được lấy cảm hứng từ hình tượng chiếc mũ của vua Hùng, với họa tiết trống đồng và chim Lạc, thể hiện lòng tôn kính đối với cội nguồn dân tộc. Những dấu ấn trong đời sống thường nhật và nét văn hóa trải qua bao đời đã ghi lại qua từng hình tượng văn hóa nghệ thuật, kết tinh thành khối kiến trúc mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lối vào sảnh chính công trình là hình tượng trống đồng (âm bản) như vào nơi chứa đựng nền văn hóa qua các thời kỳ. Toàn bộ tòa nhà được thiết kế hình khối kiến trúc như chiếc thuyền chở nền văn hóa Phú Yên ra biển lớn.

Thiết kế của công trình này thể hiện sự mạnh mẽ, sống động, phương tiện và cách thức trưng bày hiện đại. Không gian trưng bày của Bảo tàng tỉnh được thiết kế đặc sắc và sắp xếp theo từng tuyến chủ đề. Bên cạnh đó, không gian trưng bày ngoài trời đã tạo không gian rộng rãi cho các hoạt động triển lãm và sự kiện văn hóa.

Kiến trúc sư Phan Thanh Liêm, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Phú Yên - tác giả của thiết kế công trình Bảo tàng tỉnh cho biết: Ngay từ khi bắt tay hình thành ý tưởng, tôi đã mong muốn mang dấu ấn 4.000 năm văn hiến, từ lúc sơ khai đến khi hình thành dân tộc Việt Nam vào bản thiết kế. Đây không chỉ là nơi lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là điểm đến giáo dục quan trọng cho thế hệ trẻ sau này. Bên cạnh nét kiến trúc riêng biệt, hình khối kiến trúc vững chãi, mềm mại, họa tiết mang đậm tính dân tộc, không gian bảo tàng cũng được bao phủ bởi không gian xanh, góp phần tạo cảnh quan đô thị.

Tác giả thiết kế công trình Bảo tàng tỉnh - kiến trúc sư Lê Thanh Liêm (thứ 3 từ phải sang) nhận bằng khen Công trình kiến trúc tiêu biểu tại các tỉnh, thành phía Nam - 50 năm thống nhất đất nước. Ảnh: CTV

Điểm đến văn hóa, lịch sử

Từ khi đi vào hoạt động, Bảo tàng tỉnh đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong hoạt động văn hóa, giáo dục, lịch sử; góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Đến nay, Bảo tàng Phú Yên đã sưu tầm và lưu giữ gần 6.300 hiện vật với nhiều loại hình phong phú, phản ánh sinh động bề dày lịch sử, văn hóa của vùng đất và con người địa phương. Công tác trưng bày được thực hiện giai đoạn 1 với gần 1.200 hiện vật, tài liệu. Nội dung trưng bày tập trung các chủ đề chính: Lịch sử Phú Yên xưa, cách mạng và kháng chiến, cuộc sống đương đại. Trong đó khai thác, giới thiệu một số hiện vật và sưu tập hiện vật tiêu biểu như: đàn đá, kèn đá, trống đồng, hiện vật các di chỉ khảo cổ, sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa, sưu tập con dấu thời Nguyễn, sưu tập tiền cổ, sưu tập gốm Quảng Đức, hiện vật giai đoạn cách mạng kháng chiến, hiện vật văn hóa các dân tộc, bảo vật quốc gia Phù điêu Kala Núi Bà…

Năm 2011, Bảo tàng tỉnh là công trình trọng điểm kỷ niệm 400 năm Phú Yên. Công trình cũng được UBND tỉnh tặng giải A giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh (giai đoạn 2006-2010). Và mới đây nhất, công trình được Hội Kiến trúc sư Việt Nam tặng bằng khen là Công trình kiến trúc tiêu biểu tại các tỉnh, thành phía Nam - 50 năm thống nhất đất nước.

Đa số người dân và du khách đánh giá khá cao thiết kế kiến trúc cũng như tổ chức hoạt động của bảo tàng. Chị Nguyễn Thị Lan, một người dân sống tại TP Tuy Hòa, chia sẻ: “Tôi thường xuyên đưa con đến Bảo tàng tỉnh để các cháu hiểu hơn về lịch sử. Đây là nơi giáo dục truyền thống rất hiệu quả vì không chỉ phục vụ tham quan mà còn là lớp học lịch sử sống động, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, Bảo tàng tỉnh cũng là nơi thường xuyên tổ chức các triển lãm để thế hệ trẻ có thể đến tìm hiểu”.

Theo lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, nội dung thông tin hiện vật từng bước được nghiên cứu, bổ sung, làm phong phú, đáp ứng một phần nhu cầu tìm hiểu của khách tham quan. Để phát triển, đáp ứng xu thế thời đại, Bảo tàng tỉnh không ngừng đổi mới và làm phong phú thêm các hoạt động, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống để nơi đây thực sự là một địa chỉ đỏ tin cậy, hấp dẫn, thu hút nhiều khách đến tham quan, nghiên cứu.

Như Thanh/baophuyen.vn

https://baophuyen.vn/kinh-te/202505/kien-truc-doc-dao-cua-bao-tang-phu-yen-8121581/

Pháp lý xây dựng

Triển lãm Giảng Võ: Từ ký ức vàng son đến khát vọng về một biểu tượng mới của Hà Nội

Từng là điểm hẹn không thể thiếu của hàng nghìn gia đình suốt nhiều thập kỷ từ 1974, Triển lãm Giảng Võ không chỉ lưu giữ tuổi thơ và thanh xuân của bao thế hệ mà còn là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động, hội nhập. Giờ đây, trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.

Đâu sẽ là biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô Hà Nội

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến.

Những con số bất ngờ về tôn tượng Phật lớn nhất thế giới sẽ được kiến tạo trên đỉnh núi Nưa, Thanh Hóa

Nằm trên đỉnh núi Nưa huyền thoại, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai lớn nhất thế giới sẽ là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo mang tính biểu tượng của Việt Nam, là hiện thân của ánh sáng giác ngộ - nơi con người kiếm tìm sự bình an tại huyệt đạo thiêng của nước Việt.

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn sẽ trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.

Hà Nội: Hướng đến kiến trúc giàu bản sắc, vì cộng đồng

Từ nhận diện về bản sắc kiến trúc Hà Nội, đặc biệt chỉ ra những thách thức gây ảnh hưởng đến bản sắc này, các chuyên gia, nhà quản lý khẳng định thành phố đang đứng trước nhiều cơ hội chủ động định hình phong cách kiến trúc mới cho Thủ đô.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi