Triển lãm Giảng Võ: Từ ký ức vàng son đến khát vọng về một biểu tượng mới của Hà Nội

(Vietnamarchi) - Từng là điểm hẹn không thể thiếu của hàng nghìn gia đình suốt nhiều thập kỷ từ 1974, Triển lãm Giảng Võ không chỉ lưu giữ tuổi thơ và thanh xuân của bao thế hệ mà còn là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động, hội nhập. Giờ đây, trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.
19:11, 12/05/2025

Nơi lưu giữ những ký ức ngọt ngào 

Mỗi lần đi ngang qua số 148 Giảng Võ, ký ức những ngày thơ bé lại ùa về trong tâm trí anh Quang Minh (sinh năm 1984, trú tại Ba Đình, Hà Nội). Địa chỉ này vốn gắn với Triển lãm Giảng Võ vang danh một thời - nơi từng diễn ra các triển lãm, lễ hội, các sự kiện văn hóa, hội chợ trong nước và quốc tế lớn.

Những năm 90, cứ đến mùa hè, 2 anh em tôi lại háo hức được mẹ đưa đi Hội chợ Giảng Võ. Tết đến cả nhà lại xúng xính đi chợ Xuân. Cũng tại đây, lần đầu tiên tôi được chạm tay vào chiếc máy Gameboy xuất xứ Nhật Bản. Cảm giác vỡ òa sung sướng vẫn vẹn nguyên đến tận bây giờ”, anh Minh hồi tưởng.

Triển lãm Giảng Võ là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng tìm thấy niềm vui riêng tại Triển lãm Giảng Võ. Các bà, các mẹ mong chờ hội chợ thương mại để mua sắm các mặt hàng tiêu dùng không phổ biến ngoài thị trường, từ chiếc quạt điện nội địa, những món đồ ngoại nhập mới lạ đến đặc sản vùng miền. Các ông bố thích thú với những sản phẩm kỹ thuật mới, là chiếc radio cassette hay mẫu xe máy lần đầu ra mắt.

“Với phụ nữ Hà Nội, Triển lãm Giảng Võ là nơi mua sắm, chuẩn bị cho cả mùa Tết, cũng là chốn đưa con đi chơi mỗi dịp nghỉ hè, nơi gia đình cùng giải trí, thưởng lãm các sự kiện văn hóa nghệ thuật. Tôi nhớ không khí náo nhiệt, đậm chất lễ hội và những thời khắc gia đình bên nhau ấm áp đó, bà Trần Thị Hòa (sinh năm 1964, trú tại Đống Đa) nhớ lại.

Những người cao tuổi Hà Nội vẫn chưa quên cuộc triển lãm lớn đầu tiên tổ chức tại đây với chủ đề “30 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1975, chào mừng hòa bình lập lại trên dải đất hình chữ S. Ngay từ khi ra mắt năm 1974 và trong suốt hơn 40 năm đồng hành của sự phát triển của Hà Nội, Triển lãm Giảng Võ đã mang sứ mệnh tổ chức các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước, cùng những sự kiện văn hóa, thương mại lớn của Thủ đô và cả nước.

Thập niên 80 - 90, khi Hà Nội hầu như chưa có các trung tâm thương mại hiện đại, Triển lãm Giảng Võ là không gian hiếm hoi kết hợp giữa mua sắm, giải trí và giao lưu văn hóa. Bất kể thời cuộc thay đổi - từ giai đoạn bao cấp khó khăn đến khi đất nước chuyển mình sang thời kỳ Đổi mới - đây luôn là điểm hẹn không thể thiếu của người Thủ đô, nơi văn hóa và giao thương cùng hội tụ.

Đầu đã hai màu tóc, ông Nguyễn Văn Lâm, người chuyên phụ trách hậu cần cho nhiều sự kiện tại Triển lãm Giảng Võ vào những năm 2000 nhớ lại, có lần tổ chức hội chợ sách, trời đổ mưa lớn, ông nghĩ hội chợ sẽ rất vắng. Thế nhưng vẫn có hàng nghìn người đội mưa đến tham gia.

Lúc đó tôi hiểu rằng, nơi đây không đơn thuần là địa điểm, nó là thói quen, văn hóa sống không thể tách rời của Hà Nội”, ông Lâm bồi hồi chia sẻ.

 Nơi gặp gỡ giữa ký ức và tương lai  

Sau hơn 40 năm tồn tại, Triển lãm Giảng Võ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và khép lại những trang vàng son từ đầu năm 2016. Khuôn viên triển lãm năm xưa đang được quy hoạch để phát triển một tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ và văn hóa mới.  

Hà Nội hôm nay đã khác Hà Nội của hơn 50 năm trước. Thủ đô đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chiều sâu, vươn mình thành một đô thị hiện đại, năng động và đáng sống bậc nhất khu vực. Trong bối cảnh ấy, thành phố rất cần những những công trình biểu tượng mới mang tầm vóc quốc tế - vừa là động lực tăng trưởng, vừa là không gian kết nối cộng đồng, tạo bản sắc riêng cho đô thị.

https://kienviet.net/2016/9/6/nhung-hinh-anh-cuoi-cung-cua-trien-lam-giang-vo-ha-noi

Giảng Võ không chỉ có giá trị địa lý mà còn mang giá trị tinh thần và tiềm năng giao thương đặc biệt

Theo giới quan sát, hiếm có mảnh đất nào tại Hà Nội hội tụ được đầy đủ yếu tố vị trí lõi trung tâm, giá trị biểu tượng và dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người dân như Triển lãm Giảng Võ.

Nằm ở trung tâm quận Ba Đình, “trái tim của Thủ đô”, Giảng Võ không chỉ có giá trị địa lý mà còn mang giá trị tinh thần và tiềm năng giao thương đặc biệt. Sự tái xuất của mảnh đất này trong một diện mạo hoàn toàn mới, vì thế, không đơn thuần là thay đổi về hạ tầng, mà còn là sự “làm mới” lại ký ức - để từ nền tảng truyền thống, một tương lai thịnh vượng sẽ được khai mở. Đây sẽ không chỉ là một tổ hợp thương mại cao cấp, mà còn là không gian văn hóa công cộng, nơi người dân có thể mua sắm, giải trí, thưởng lãm nghệ thuật, tìm về ký ức và cùng nhau tạo dựng những trải nghiệm mới.

“Người Hà Nội vốn yêu sự tinh tế, hoài cổ nhưng cũng rất cởi mở với cái mới. Họ mong muốn một Hà Nội không lặp lại mình, mà biết cách kế thừa, sáng tạo để vươn lên - giống như chính tinh thần của mảnh đất Giảng Võ bao năm qua”, anh Quang Minh chia sẻ.

Anh Minh tin tưởng, trong tương lai không xa, khi tổ hợp thương mại mới đi vào hoạt động trên nền Triển lãm Giảng Võ xưa, người Thủ đô sẽ có thêm một điểm đến mới để tự hào. Không gian ấy sẽ lại trở thành nơi các gia đình đưa con nhỏ đi chơi dịp cuối tuần, nơi những cặp đôi hẹn hò, nơi các tín đồ mua sắm được thỏa đam mê, nơi du khách quốc tế dừng chân, nơi các doanh nhân gặp gỡ đối tác… Đây cũng là nơi thế hệ đi trước hoài niệm ký ức xưa và lớp trẻ viết tiếp một tương lai rực rỡ cho Hà Nội trong kỷ nguyên mới.

 

Pháp lý xây dựng

Đâu sẽ là biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô Hà Nội

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến.

Những con số bất ngờ về tôn tượng Phật lớn nhất thế giới sẽ được kiến tạo trên đỉnh núi Nưa, Thanh Hóa

Nằm trên đỉnh núi Nưa huyền thoại, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai lớn nhất thế giới sẽ là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo mang tính biểu tượng của Việt Nam, là hiện thân của ánh sáng giác ngộ - nơi con người kiếm tìm sự bình an tại huyệt đạo thiêng của nước Việt.

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn sẽ trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.

Hà Nội: Hướng đến kiến trúc giàu bản sắc, vì cộng đồng

Từ nhận diện về bản sắc kiến trúc Hà Nội, đặc biệt chỉ ra những thách thức gây ảnh hưởng đến bản sắc này, các chuyên gia, nhà quản lý khẳng định thành phố đang đứng trước nhiều cơ hội chủ động định hình phong cách kiến trúc mới cho Thủ đô.

Gìn giữ bản sắc kiến trúc của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc tạo dựng những nét riêng biệt trong quy hoạch, công trình kiến trúc có bản sắc vùng, miền được đánh giá là việc làm cần thiết, vừa bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, dân tộc vừa góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi