“Nhà hang gạch” dự Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan tại Pháp

“Nhà hang gạch” dự Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan tại Pháp

Công trình “Nhà hang gạch” (Brick Cave) của Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà sẽ là một trong những tác phẩm được giới thiệu tại Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan 2025 (lần thứ 3) - viết tắt là BAP!2025, diễn ra từ 6/5 - 13/7 tại Thành phố Versailles (Pháp).
17:05, 21/04/2025

Lần đầu tiên tham gia triển lãm Kiến trúc ở Châu Âu, với Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà, đây là cơ hội để lan toả cách làm Kiến trúc mà mình theo đuổi lâu nay - đó là Kiến tạo cấu trúc theo cách tự nhiên với những vật liệu truyền thống, quen thuộc và mang đậm hơi thở nhiệt đới.

Dựa trên bối cảnh đáng báo động vì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu không chỉ ở Paris, Pháp mà còn nhiều nơi trên thế giới, Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan 2025 là triển lãm lưỡng niên uy tín sẽ tập trung vào nghiên cứu kiến ​​trúc và quy hoạch đô thị hiện nay, cách chúng ta hành động để câu chuyện +4°C vào năm 2100 không trở thành hiện thực.

Công trình nhà hang gạch
Công trình "Nhà hang gạch" được xây dựng với vật liệu chủ đạo là gạch nung.

Theo đó, Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan 2025 (lần thứ 3) tập trung vào 3 phần chính: Quá khứ - Hiện tại – Tương lai. Ở phần Hiện tại, Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà sẽ cùng với khoảng 40 Kiến trúc sư đương đại trên khắp thế giới kể câu chuyện về cách mà họ đang ứng xử với khí hậu ấm hơn thông qua công trình kiến trúc thực tế của mình.

Hơn 40 Kiến trúc sư sẽ tham gia trong 4 chuyên đề: Nước, Không khí, Lửa và Đất. Mỗi yếu tố sẽ bao gồm các vấn đề về khí hậu và giải pháp của chúng, ví dụ: Không khí (thông gió, làm mát đối lưu...), Lửa (liên quan đến mặt trời, năng lượng mặt trời...), Đất (năng lượng địa nhiệt...) và Nước ( liên quan đến mưa, lũ lụt, hạn hán...). Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà được mời trưng bày đề xuất có giải quyết cụ thể chuyên đề của yếu tố: Lửa.

“Nói đến Lửa, chúng ta liên hệ ngay đến: nhiệt (nóng - lạnh), ánh sáng (sáng – tối) và tái sinh. Và như lẽ tự nhiên tôi nghĩ đến “Nhà hang gạch” ở ngoại thành Hà Nội mà mình đã làm từ 10 năm trước. Ngôi nhà này có cấu trúc giống như cái Hang. Tổng thể được tạo nên bởi hai lớp tường bằng gạch nung chạy khép kín qua một nút giao nhau, xen kẽ giữa chúng là các mảng cây xanh. Gạch nung từ lâu đã là vật liệu địa phương quen thuộc và được sử dụng rộng rãi ở nông thôn Việt Nam với phương pháp xây dựng thủ công đơn giản. Và viên gạch cũng được tạo nên từ 4 yếu tố Đất, Nước, Lửa và Không khí”- Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà nói.

Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà
Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà.

Công trình “Nhà hang gạch” được xây dựng cách đây 10 năm tại thôn Biểu Khê, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, từng gây chú ý của người dân cũng như giới chuyên môn bởi cấu trúc độc, lạ, “không có một lưới cột thống nhất, không có không gian nào hoàn toàn vuông vắn, các cửa sổ và khoảng mở trên hai lớp tường cũng lệch nhau… nhưng lại gắn với nhau như một sự “ngẫu nhiên có tổ chức”.  Cũng dựa trên nguyên tắc lớp vỏ kép của kiến trúc phương Tây - nhưng với công trình “Nhà hang gạch”, anh đã cải biến thành lớp tường gạch dày (tường ngoài là hàng rào và tường trong là mặt nhà), không song song mà tạo ra những không gian đệm cao và rộng khác nhau bao quanh ngôi nhà để thông gió và chắn nắng, đồng thời xóa nhòa ranh giới cứng giữa bên trong và bên ngoài.

“Tôi vẫn thường nghĩ về lớp vỏ kép khi làm Kiến trúc trong bối cảnh tự nhiên Nhiệt đới gió mùa. Hệ bao che cho các cấu trúc này thường gồm ba lớp. Lớp trong có các khoang cửa trượt để điều tiết độ mở. Lớp giữa là khoảng trống cho không khí lưu thông, có bố trí cây xanh để duy trì độ ẩm và giảm thiểu bức xạ nhiệt. Lớp vỏ ngoài được tạo nên từ nhiều đơn nguyên nhỏ (các viên gạch, ngói, khay cây xanh, chum gốm,.. chịu nhiệt tốt) xen kẽ các ô thoáng có khả năng che mưa chắn nắng cho mặt nhà, đón không khí tươi mát vào trong nhà và cho không khí nóng thoát ra ngoài. Cấu trúc thông gió thụ động này giúp cho không gian trong nhà được thông thoáng và có nhiều sinh khí. Đồng thời cũng tạo ra được những mối liên hệ đa dạng giữa tầng trên và tầng dưới, giữa bên trong và bên ngoài, giữa ngôi nhà và ngõ xóm, giữa con người và môi trường xung quanh”- Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cho biết.

Mô hình "Nhà hang gạch"
Mô hình "Nhà hang gạch".

Công trình “Nhà hang gạch” đã nhận được nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá gồm: Huy chương Vàng giải 'Oscar kiến trúc' Architizer A+ 2018 do cộng đồng kiến trúc online lớn nhất thế giới Architizer trao tặng, Huy chương Đồng giải Kiến trúc Lục địa Á Âu 2ACAA 2018, giải Á quân của WAN House of the Year (Ngôi nhà của năm) 2018, thuộc hệ thống giải thưởng kiến trúc thế giới của World Architecture News Awards do Hội đồng giám khảo quốc tế chấm chọn; Giải thưởng UIA Barbara Cappochin International Architecture Prize 2019; Archdaily Building of the Year (Công trình của năm) Award 2019; Huy chương Vàng Kiến trúc châu Á (ARCASIA Awards for Architecture) 2019.

https://vov.vn/van-hoa/nha-hang-gach-du-lien-hoan-kien-truc-va-canh-quan-tai-phap-post1193411.vov?fbclid=IwY2xjawJxwApleHRuA2FlbQIxMQABHsZike3nMXPnYZm9_jHv2ZbNSbUmh4OaIJrU2WuAyNnu7vzbRVtXYw6b6Tj2_aem_b4zQ83a_T0AmM3AvQ3LmGQ&gidzl=jEGZVfaKX7cs-2Hvd0-7VBhq9NEAKzPoyQOXTja6r7Zne7CftGFJUlQaSodPNj4fz_XvBJ0Umf4tc1Q0UG

Pháp lý xây dựng

50 công trình kiến trúc tiêu biểu phía Nam có đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi, Trường Nguyễn Văn Tố

50 công trình kiến trúc tiêu biểu của 34 tỉnh, thành phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) được Hội Kiến trúc sư Việt Nam vinh danh.

Một vài hình thức trấn yểm ở Hội An

Trấn yểm là việc làm đã có từ xa xưa và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, khu vực. Trấn yểm có liên quan chặt chẽ với những quy định trong phong thủy. Ở Việt Nam, trấn yểm là việc khá phổ biến trong dân gian. Tại Hội An, các hình thức trấn yểm cũng được sử dụng từ lâu đời, hơn nữa còn mang tính giao lưu của các nền văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của nhiều vùng miền, quốc gia.

Đôi điều về tên gọi các di tích tín ngưỡng trong dân gian ở Hội An

Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) được xây dựng cuối thế kỷ XIX, nhà cổ Huỳnh Phủ được xem như một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ, đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc.

Một bức bình phong đặc sắc tại Hội An

Có khá nhiều bức bình phong tại các di tích tín ngưỡng ở Hội An, trong các ngôi nhà cổ trong Khu phố cổ, một vài bức trong số đó rất đẹp. Vậy, điều gì khiến bức bình phong tại di tích Khổng Tử miếu, phường Cẩm Phô được ưu ái, dành nhiều lời khen tặng đến vậy? Tôi đã thử tìm hiểu và góp nhặt được một vài thông tin liên quan đến di tích và bức bình phong này.  

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi