50 công trình kiến trúc tiêu biểu phía Nam có đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi, Trường Nguyễn Văn Tố

50 công trình kiến trúc tiêu biểu phía Nam có đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi, Trường Nguyễn Văn Tố

50 công trình kiến trúc tiêu biểu của 34 tỉnh, thành phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) được Hội Kiến trúc sư Việt Nam vinh danh.
16:38, 20/04/2025

Sáng 19/4, tại TP.HCM, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo Kiến trúc Việt Nam - 50 năm đất nước thống nhất.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, lý luận phê bình, bảo tồn di sản đến từ Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực miền Trung và miền Nam.

Vinh danh 50 công trình kiến trúc tiêu biểu phía Nam

Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao bằng khen cho tác giả 50 công trình kiến trúc tiêu biểu của 34 tỉnh, thành phía Nam.

Đó là những công trình kiến trúc tiêu biểu, được xem là biểu trưng của nhiều tỉnh, thành như: Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ của nhóm kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tại, Nguyễn Đức Thịnh, Vũ Đình Dũng; Nhà hát Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu của kiến trúc sư Vương Hoàng Lê; Nhà hát Sông Hương ở Huế của nhóm kiến trúc sư Nguyễn Xuân Minh, Huỳnh Quang;

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam của kiến trúc sư Nguyễn Luận; quảng trường Lâm Viên Đà Lạt của kiến trúc sư Trần Văn Dũng; 

Cổng chào khu du lịch núi Sam - An Giang của kiến trúc sư Trần Chánh Trung; chợ Đông Hà - Quảng Trị của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận, Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai của nhóm kiến trúc sư Nguyễn Thiện Tâm, Đinh Văn Bình, Đinh Thị Bích Hằng;

Đặc biệt TP.HCM có đến 10 công trình kiến trúc được vinh danh như: Khu tưởng niệm các Vua Hùng của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu; đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi của kiến trúc sư Khương Văn Mười; Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM của kiến trúc sư Nguyễn Trung Kiên; Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) của kiến trúc sư Đồng Viết Thái…

Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi nhìn từ trên cao (Ảnh: QUANG ĐỊNH).

Hình ảnh 50 công trình kiến trúc tiêu biểu này được trưng bày trong khuôn khổ hội thảo Kiến trúc Việt Nam.

Nhà hát Cao Văn Lầu (Ảnh: TUYẾT KIỀU).

TP.HCM dẫn đầu kiến trúc xanh

Ông Phan Đăng Sơn - chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đại diện ban tổ chức - cho biết ban tổ chức nhận 23 bài tham luận chuyên sâu về công tác quy hoạch, kiến trúc, đô thị và nông thôn khái quát những thành tựu trong phát triển quy hoạch kiến trúc của đất nước trong 50 năm qua, trong đó có TP.HCM.

Hội thảo đặt ra các chủ đề thảo luận xoay quanh quy hoạch đô thị và nông thôn, kiến trúc, di sản kiến trúc và đào tạo kiến trúc sư.

Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông - chủ tịch Hội đồng kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam - chia sẻ kiến trúc hiện nay gồm 4 xu hướng: xu hướng kiến trúc hiện đại quốc tế, xu hướng kiến trúc hiện đại nhiệt đới, xu hướng kiến trúc hiện đại dân tộc, xu hướng kiến trúc hiện đại bản địa và kiến trúc xanh.

Trong đó, ông nhấn mạnh xu hướng kiến trúc hiện đại bản địa và kiến trúc xanh là kiến trúc của tương lai.

Ngôi nhà Đức tại TP.HCM của kiến trúc sư Von Gerkan là công trình kiến trúc đầu tiên được thiết kế, xây dựng theo kiến trúc hiện đại bản địa và kiến trúc xanh, cũng là xu thế hiện nay.

Di tích lịch sử Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (Ảnh: QUANG ĐỊNH).

 

TP.HCM là cái nôi của kiến trúc hiện đại. Xu hướng kiến trúc xanh phát triển khoảng 20 năm nay, xuất phát từ nhu cầu của xã hội thế giới. Việt Nam hiện có khoảng 650 công trình xanh, trong đó TP.HCM là đô thị đi đầu, chiếm 20%.

Ông Nguyễn Trường Lưu - phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM - cũng khẳng định công trình kiến trúc hiện đại, phù hợp và thân thiện với môi trường về sau này sẽ thành di sản.

"Giai đoạn 2015-2025 tích hợp công nghệ - bản địa hóa - kiến trúc bền vững (định hình phong cách kiến trúc đương đại), trong đó các xu hướng hiện đại quốc tế, bản địa hóa, xanh hóa và công nghệ số được đồng thời vận dụng và tích hợp.

Kiến trúc xanh trở thành định hướng chính trong thiết kế công trình dân dụng và công cộng hiện nay" - kiến trúc sư Nguyễn Song Hoàn Nguyên, Trường đại học Kiến trúc TP.HCM, nhấn mạnh.

Nhà Văn hóa Sinh viên tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM (Ảnh: QUANG ĐỊNH).

Việt Nam hiện có 36 cơ sở, đơn vị đào tạo kiến trúc sư. Hằng năm tuyển sinh 3.800 sinh viên.

Trong đó 3 trường lâu năm giữ uy tín và đặc trưng đào tạo: Trường đại học Kiến trúc TP.HCM, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường đại học Xây dựng Hà Nội.

Chủ tịch Hội đồng kiến trúc Nguyễn Quốc Thông đánh giá chất lượng đào tạo chưa kịp thế giới, chậm bổ sung chuyên ngành mới. Việt Nam hiện có hơn 20.000 kiến trúc sư, chất lượng không đồng đều.

https://tuoitre.vn/50-cong-trinh-kien-truc-tieu-bieu-phia-nam-co-den-tuong-niem-ben-duoc-cu-chi-truong-nguyen-van-to-20250419123313015.htm?gidzl=ZEVETIC7oJ-E-ybo9Xp9F8xupNGy4ymtb_J8AMaVp36Mh9buF4VCEyBmooC_59W_mAUUTcESqZ5w8WNDFm#content-5

Pháp lý xây dựng

“Nhà hang gạch” dự Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan tại Pháp

Công trình “Nhà hang gạch” (Brick Cave) của Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà sẽ là một trong những tác phẩm được giới thiệu tại Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan 2025 (lần thứ 3) - viết tắt là BAP!2025, diễn ra từ 6/5 - 13/7 tại Thành phố Versailles (Pháp).

Một vài hình thức trấn yểm ở Hội An

Trấn yểm là việc làm đã có từ xa xưa và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, khu vực. Trấn yểm có liên quan chặt chẽ với những quy định trong phong thủy. Ở Việt Nam, trấn yểm là việc khá phổ biến trong dân gian. Tại Hội An, các hình thức trấn yểm cũng được sử dụng từ lâu đời, hơn nữa còn mang tính giao lưu của các nền văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của nhiều vùng miền, quốc gia.

Đôi điều về tên gọi các di tích tín ngưỡng trong dân gian ở Hội An

Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) được xây dựng cuối thế kỷ XIX, nhà cổ Huỳnh Phủ được xem như một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ, đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc.

Một bức bình phong đặc sắc tại Hội An

Có khá nhiều bức bình phong tại các di tích tín ngưỡng ở Hội An, trong các ngôi nhà cổ trong Khu phố cổ, một vài bức trong số đó rất đẹp. Vậy, điều gì khiến bức bình phong tại di tích Khổng Tử miếu, phường Cẩm Phô được ưu ái, dành nhiều lời khen tặng đến vậy? Tôi đã thử tìm hiểu và góp nhặt được một vài thông tin liên quan đến di tích và bức bình phong này.  

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi