Sự kiện nổi bật
Tag: văn hoá kiến trúc
Đặc điểm văn hóa kiến trúc trên các di tích tín ngưỡng ở Cù Lao Chàm, Hội An
Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An không chỉ là Khu dự trữ sinh quyển thế giới mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Quảng Nam và khu vực miền Trung. Đây là một quần đảo trải dài theo hình cánh cung gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hòn Lao có diện tích lớn nhất và là nơi duy nhất có người cư trú. Hiện nay, với sự quan tâm bảo tồn, phát triển, Cù Lao Chàm vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa bản địa, trong đó có văn hóa kiến trúc. Thật vậy, bất luận là kiến trúc dân dụng hay tôn giáo, tín ngưỡng thì các di tích ở đây vẫn phản ánh hơi thở của văn hóa biển đảo.
Bảo tồn văn hóa trong các sản phẩm du lịch: Góc nhìn từ các công trình kiến trúc đậm giá trị lịch sử, văn hóa
Văn hóa là “sức mạnh mềm” để khẳng định vị thế quốc gia, là tấm gương phản chiếu sức mạnh, sự phát triển và tầm ảnh hưởng toàn cầu của một quốc gia. Bởi vậy việc bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa là trách nhiệm của tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch.
Mối quan hệ giữa Văn hóa và Kiến trúc
Từ khi con người giao tiếp được với nhau thông qua hoạt động sinh hoạt, ăn uống, lao động sản xuất, trang phục, ngôn ngữ, kể chuyện dân gian truyền miệng, chữ viết, văn học, nghệ thuật, điêu khắc,… cũng là lúc văn hóa xuất hiện và phát triển cùng với nền văn minh của nhân loại. Song song với đó, nhằm tìm cách tránh mưa, nắng, gió, bão và thú rừng đã giúp con người biết tạo dựng không gian ở để sinh tồn và phát triển. Văn hóa là chủ thể, là cơ sở để xác lập các giá trị xã hội, đạo đức, hành vi, lối sống, phong tục tập quán, sản xuất của con người, trong đó có tạo lập nhà ở cũng như các công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất của con người và đó chính là kiến trúc. Do đó, chúng ta cần quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc để từ đó khi xây dựng phát triển kiến trúc nhất thiết phải lấy văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng tư tưởng chủ đạo thì công trình kiến trúc mới trường tồn, phát triển bền vững.