Sự kiện nổi bật
Bảo tồn di sản
Bản sắc văn hóa cội nguồn tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Tỉnh Phú Thọ đã hoàn thiện công tác chuẩn bị phần lễ và chuỗi hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, mang hào khí của thời đại Hùng Vương, được kế thừa, tiếp nối trong đời sống đương đại.
Diện mạo dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng sau trùng tu
Sau một năm trùng tu, dinh thự Hoàng A Tưởng trên cao nguyên trắng Bắc Hà khoác lên màu sơn mới, mái ngói được hạ giải, thay thế viên hư hỏng.
Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đình So
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc cấu thành Di tích quốc gia đặc biệt Đình So; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng So.
Đồng Văn: Đi đầu trong bảo tồn kiến trúc truyền thống
Xác định công tác bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc vừa làm nhiệm vụ song cũng là cơ hội để huyện xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có. Từ quan điểm đó, trong thời gian qua, huyện Đồng Văn một mặt làm tốt công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đồng thời khuyến khích, người dân, doanh nghiệp sử dụng vật liệu, kiến trúc truyền thống trong xây dựng. Bước đầu, công tác này đã mang lại những kết quả tích cực và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân, dần hình thành những kiến trúc riêng có của huyện.
Tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 6/1, tại Khu di tích lịch sử chùa Trầm, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam
Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học hướng tới mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa kiến trúc và không gian thờ cúng các dòng họ. Tập đoàn Xherozone, Công ty Cổ phần Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (Viện PTKHTC) đã tổ chức Tọa đàm “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam”.
“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế
Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.
Tu bổ, tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung: Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, kiến trúc xứ Đoài
Đền Thượng, đền Trung, tọa lạc tại hệ thống núi Ba Vì, núi Tản, là 02 công trình nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) - vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của nhân dân ta, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường, qua thời gian, một số hạng mục công trình tại di tích đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.
Bình Định: Phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long
UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.
Hoàn thành tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đền Hồ Đề đưa vào sử dụng
Sáng 8/12, tại Di tích lịch sử quốc gia đền Hồ Đề, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền Hồ Đề.
Cộng đồng trách nhiệm, hướng tới xây dựng Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành “trái tim” của “Đô thị di sản thiên niên kỷ”
Quần thể danh thắng Tràng An là điểm nhấn đặc biệt của thiên nhiên, con người Ninh Bình; là dấu gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và cảnh quan, tạo nên mối giao thoa hài hoà trong không gian văn hoá cộng sinh. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, trở thành di sản hỗn hợp thứ 31 trên thế giới, thứ 11 ở châu Á-Thái Bình Dương và là Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á theo 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất-địa mạo. Sau 10 năm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An thực sự đã là trung tâm thúc đẩy phát triển và khẳng định vị trí du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh cũng như cả nước.
Quy hoạch, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn"
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2823/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia “Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558-1626)”, tại huyện Triệu Phong.
Hà Nội cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa
Ngày 26/11/2024, Sở văn hoá Thể thao và du lịch đã có Quyết định số 1491/QĐ -SVHTT về việc cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa. Bảo tàng Kính Hoa hoạt động theo hình thức bảo tàng ngoài công lập, có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục và giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến văn hoá Đông Sơn nói riêng, lịch sử - văn hoá của dân tộc nói chung.