Bảo tồn văn hóa trong các sản phẩm du lịch: Góc nhìn từ các công trình kiến trúc đậm giá trị lịch sử, văn hóa

Văn hóa là “sức mạnh mềm” để khẳng định vị thế quốc gia, là tấm gương phản chiếu sức mạnh, sự phát triển và tầm ảnh hưởng toàn cầu của một quốc gia. Bởi vậy việc bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa là trách nhiệm của tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch.
10:13, 25/08/2023

Khi kiến trúc sắm vai “đại sứ văn hóa”

Văn hóa không chỉ là tài nguyên du lịch, là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực cạnh tranh của điểm đến mà còn chính là động lực cho phát triển du lịch. Song song, kiến trúc và du lịch lại được đánh giá là có mối quan hệ gắn bó bền chặt. Bởi như kiến trúc sư nổi tiếng Kerry Hill khẳng định “Kiến trúc là sự tiếp nối trường tồn của truyền thống văn hóa và vật liệu địa phương. Mỗi công trình đều được thiết kế ấn định cho chính bối cảnh và địa điểm của nó.”

Trên thế giới, việc đưa dấu ấn văn hóa truyền thống vào phát triển các sản phẩm du lịch với điểm nhấn là kiến trúc đã được áp dụng rộng rãi và thành công, tạo thêm động lực cho ngành du lịch phát triển.

Tiêu biểu, Thái Lan - xứ sở chùa Vàng luôn nổi tiếng với những công trình kiến trúc Phật giáo, nhờ đó du lịch tâm linh trở thành một trong những loại hình được ưa chuộng tại quốc gia này. Những quần thể tâm linh dọc sông Chao Phraya như: Wat Suthat, Wat Phra Kaew, Wat Pho, Wat Arun… luôn là điểm phải đến tại Bangkok không chỉ bởi giá trị tín ngưỡng mà còn bởi kiến trúc độc đáo; chứa đựng truyền thuyết mang dấu ấn lịch sử - văn hóa hấp dẫn.

Wat Arun

Hay Bali (Indonesia) là “thiên đường du lịch nghỉ dưỡng” đã và đang làm tốt việc chứng minh: kiến trúc mang dấu ấn văn hóa sẽ hút khách nhờ tính độc đáo, tinh tế, khác biệt. Những resort nổi tiếng tại đây phần lớn thiết kế dựa trên công thức chung là tôn vinh đặc tính bản địa. Ví như, resort Kamandalu được cả thế giới biết đến sau bộ phim Eat, Pray, Love của Julia Roberts tiếp đón du khách bằng những dãy nhà sàn kiểu Bali trải dài qua những cung ruộng bậc thang xanh mướt. Hoặc resort Hoshinoya Ubud mô phỏng một ngôi làng truyền thống, với nhiều chi tiết đậm chất Bali và hồ bơi tựa như một dòng suối giữa rừng.

Tổng hòa, bộ ba kiến trúc - văn hóa - du lịch khi kết hợp đúng hướng có thể đánh giá là công thức thành công quen thuộc, và đưa ngành du lịch tiệm cận mục tiêu: phát triển bền vững.

Tổ chức Du lịch thế giới dự báo, đến năm 2030, có tới 54% khách đi du lịch với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng. Một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của một điểm đến là giá trị văn hóa truyền thống. Việc khai thác tốt đặc trưng văn hóa sẽ đưa công trình nghỉ dưỡng thành nơi mang cá tính độc nhất, góp phần đáng kể vào việc quảng bá, bảo tồn văn hóa địa phương. Bởi vậy, không sai khi khẳng định phát triển du lịch gắn với văn hóa cũng là một trong số “hình mẫu” của ngành du lịch tương lai.

Mang thế giới đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới

Tư tưởng “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện xuyên suốt các giai đoạn lịch sử và ngày nay, vai trò của văn hóa ngày càng được nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn.

Những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực của Đảng, Nhà nước, các Bộ ban ngành trong bảo tồn, phát huy và giữ gìn những giá trị văn hóa, di sản; không ít doanh nghiệp tư nhân cũng đã cho thấy sự tích cực trong việc đưa văn hóa vào phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là qua các dấu ấn về kiến trúc. Trong đó, có Sun Group.

16 năm qua, không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng tầm vị thế điểm đến thông qua các công trình chất lượng - đẳng cấp - khác biệt, Sun Group còn chú trọng kế thừa, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống và bảo tồn giá trị lịch sử.

Ngay từ khâu thiết kế các công trình, Sun Group đã luôn yêu cầu các nhà tư vấn trong, ngoài nước nghiên cứu, đưa vào các yếu tố nghệ thuật, văn hóa bản địa, đặc trưng vùng miền nhằm tạo nên các công trình khác biệt, độc đáo giúp quảng bá văn hóa Việt.

Một trong số đó là Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort - khu nghỉ dưỡng đầu tiên của Sun Group tại Việt Nam. Khu nghỉ dưỡng được chắp bút bởi KTS nổi tiếng Bill Bensley này thể hiện tinh thần tôn trọng và tôn vinh văn hoá bản địa với những thiết kế thấm đẫm văn hóa Việt trong từng chi tiết.

Hình ảnh chiếc nón lá truyền thống sử dụng cho thiết kế phòng ăn tại nhà hàng Citron và đèn trang trí; Thiết kế toilet của nhà hàng Citron gợi hình ảnh lò gạch cũ ở làng gốm Bát Tràng; Tất cả khu vực phòng tắm trong biệt thự được thiết kế với hình dáng chiếc đèn lồng Hội An truyền thống… Đó chỉ là một vài ví dụ nhỏ về văn hóa Việt được gìn giữ và nâng tầm đến mức thượng thừa sang trọng, trong thiết kế của “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới” bốn năm liên tiếp (2014-2017) này.

Khu du lịch Sun World Fansipan Legend cũng là minh chứng điển hình cho tinh thần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của Sun Group. Điểm nhấn lớn nhất là quần thể kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan với 12 công trình được thiết kế mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt cổ từ thế kỷ 15, 16. Sun Group đã kỳ công sử dụng vật liệu là những phiến đá, cột gỗ tứ thiết cùng hàng trăm tấn đồng, vừa để đảm bảo sự trường tồn với thời gian, nhưng cũng để tái hiện “nguyên bản” hết mức có thể những tinh hoa của kiến trúc Chùa Việt từ trăm năm trước…

Và cũng tại xứ mù sương Sa Pa, một công trình khác của Sun Group cũng đã thu hút sự quan tâm của giới yêu văn hóa và kiến trúc là khách sạn Hôtel de la Coupole – MGallery, cú bắt tay thứ 2 của Sun Group và Bill Bensley.

Lấy cảm hứng từ văn hoá của các dân tộc vùng cao Sa Pa, để tạo ra phong cách thiết kế có 1-0-2; 249 phòng khách sạn được Bill Bensley khoác lên những sắc màu, họa tiết sống động, rực rỡ của Tây Bắc và vẻ đẹp Pháp hoa lệ, sang trọng, quyến rũ, để kể câu chuyện về cuộc sống của người Pháp giữa những bộ tộc Sa Pa như H’Mong, Dao… những năm 1920-1930.

Tại đây Bill Bensley đã khéo léo sử dụng màu sắc, họa tiết thổ cẩm vào thiết kế tường, cột; sử dụng hình ảnh trang phục người Dao ở Sa Pa để phối màu và trang trí nội thất phòng nghỉ… Tinh tế và độc bản, không ngạc nhiên khi khách sạn này liên tiếp nhận được những giải thưởng danh giá về kiến trúc như Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới hay Khách sạn có kiến trúc sang trọng hàng đầu thế giới.

Với triết lý “đứng trên vai những người khổng lồ” - chọn hợp tác với những đối tác danh tiếng hàng top của thế giới, Sun Group đã nỗ lực mang về Việt Nam những công nghệ, thiết kế tốt nhất, dịch vụ chất lượng nhất, kiến tạo nên những công trình đẳng cấp. Cùng với đó, việc chắt lọc tinh hoa truyền thống cũng là một cách để làm du lịch văn hóa, tạo nên trải nghiệm riêng biệt cho du khách. Đây cũng là cách để "Mang thế giới đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới" - một trong những phương châm mà Sun Group và nhiều doanh nghiệp làm du lịch chuyên nghiệp đã và đang theo đuổi.

https://dantri.com.vn/dien-dan/xu-huong-phat-trien-cua-du-lich-the-gioi-tac-dong-manh-me-toi-du-lich-viet-nam-20190827061719455.htm

Pháp lý xây dựng

Tìm giải pháp bảo vệ và duy trì giá trị nguyên gốc của di tích

Vừa qua, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Viện Bảo tồn Di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ hóa học trong công tác bảo quản vật liệu di tích", góp phần làm cơ sở khoa học và ứng dụng thực tiễn trong công tác bảo tồn di tích hiện nay.

Khám phá Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

Hà Nam là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có vị trí địa lý – văn hóa khá đặc biệt trong khu vực châu thổ sông Hồng và là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến. Hiện nay, tại Hà Nam vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương là một di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, quân sự, kiến trúc nghệ thuật và tâm linh...

Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Nhằm đánh giá toàn diện về nội dung, giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian phục vụ công tác quản lý, bảo vệ giá trị của di tích, ngày 6/9, UBND huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian”.

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi