Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt tạo ra cơ hội và giá trị mới cho Thủ đô Hà Nội

Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt tạo ra cơ hội và giá trị mới cho Thủ đô Hà Nội

(Vietnamarchi) - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được phê duyệt là công cụ quan trọng để quản lý đầu tư xây dựng và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển mới. Nhân dịp này Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã trao đổi với ông Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội và nhận được ý kiến sau.
10:26, 16/12/2024

Quy hoạch Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt là căn cứ để Hà Nội lập trình hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch. Chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề an ninh nguồn nước. Đặc biệt sau cơn bão số 3 gây thiệt hại về người và của tại vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ, nước sông Hồng lên cao còn đe dọa an toàn của các khu dân cư và đô thị ven sông trước thiên tai bão lũ... Quy hoạch đã có bước tiến dài trong nội dung này, trong nội dung Quy hoạch Thủ đô đã ghi rõ “Không gian thoát lũ bao gồm khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa 2 đê; các khu vực vùng chịu ảnh hưởng điều tiết lũ của các điều tiết lũ của các hồ chứa lớn phải đảm bảo không gian thoát lũ tương ứng với tần suất theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình… Quản lý và sử dụng bãi sông theo đúng quy định của pháp luật về đê điều và các pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo khả năng thoát lũ, phát triển không gian xanh, không gian công cộng phục vụ cộng đồng …” đây là cơ sở pháp lý mạnh mẽ để không cho phép đầu tư các công trình xây dựng gây cản trở dòng chảy thoát lũ; loại bỏ những ẩn ý  thỏa hiệp, buông lỏng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt làm hành lang thoát lũ – là đất công vĩnh viễn không thể để tư nhân hóa đầu tư vào đô thị hướng sông, nông nghiệp sinh thái, con đường di sản, công viên chuyên đề, sân golf... trong khu vực này.

Trong Quy hoạch đã đưa ra mục tiêu giao thông đô thị tổng quát “Hoàn thành hệ thống đường sắt đô thị kết nối các khu tập trung dân cư, kết đô thị trung tâm với trung tâm đô thị mới, kết nối Thủ đô với trung tâm các tỉnh trong vùng”. Quy hoạch Thủ đô cũng nhấn mạnh “Phát triển tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đồng bộ, hiện đại, liên thông các cơ sở dữ liệu lớn … tạo nền tảng phát triển chính quyền số, xã hội số, công dân số và kinh tế số”. Với mục tiêu rõ ràng, nội dung minh bạch, hiệu quả, khả thi, lại có công cụ để hiện thực hóa mục tiêu ấy, trong kỷ nguyên, Quy hoạch sẽ là cơ sở để cộng đồng xã hội chung tay, chủ động tham gia và giám sát tiến trình thực hiện: loại bỏ những đề xuất chủ quan, phi lý, lãng phí, không khả thi.

Quy hoạch Thủ đô xem tại đây.

Pháp lý xây dựng

Các giá trị bền vững của kiến trúc cho tương lai

Sáng ngày 12/12, tại Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai – Những nội hàm hướng tới. Tọa đàm có sự tham gia của các KTS, nhà nghiên cứu kiến trúc. Sau đây, Tạp chí xin chia sẻ những đóng góp của họ trong Tọa đàm.

Những bài học phát triển đô thị bền vững và sáng kiến tại Hà Nội (Phần 2)

Ngày 6/12/2024 Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển đô thị bền vững và trung hòa carbon tại Việt Nam”. Tác giả tham gia với nội dung liên quan tới việc các hành động chụ thể để cư dân thủ đô di chuyển an toàn – thân thiện – công bằng.

Đô thị phát triển bền vững sẽ nhận được nguồn lực đầu tư bền vững (Phần 1)

Ngày 6/12/2024 Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển đô thị bền vững và trung hòa các-bon tại Việt Nam”. Tác giả tham gia với nội dung liên quan tới việc các hành động chụ thể để cư dân thủ đô di chuyển an toàn – thân thiện – công bằng.

Chuyển đổi khu nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội: Loại bỏ sai lầm càng sớm càng tốt

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp được coi là một biểu tượng của sự lãng phí ở Hà Nội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng để phù hợp với đời sống của người dân là điều tất yếu. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phương án chuyển đổi và vận hành, không để lãng phí thêm.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Vậy cần phải điều chỉnh quy hoạch phát triển ở 2 bên bờ sông như thế nào để đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi