Năm thách thức trong quy hoạch, tổ chức giao thông và thiết kế đô thị chung quanh Hồ Gươm

Năm thách thức trong quy hoạch, tổ chức giao thông và thiết kế đô thị chung quanh Hồ Gươm

(Vietnamarchi) - Đó là tên bài trình bày khởi động Workshop “Tái thiết đô thị khu vực quảng trường Đông Kinh nghĩa thục và phía Đông hồ Hoàn Kiếm”do bộ môn Quy hoạch Khoa Kiến trúc & Quy hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức từ ngày 2 đến 8/6/2025.
09:20, 06/06/2025

Không gian văn hóa lịch sử quan trọng đặc biệt của Thủ đô và cả nước

Năm 2013, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di quốc gia đặc biệt. Nơi đây trong suốt trăm năm đô thị hóa đã chứng kiến bao thăng trầm: từ đầu thế kỷ XX với việc phá dỡ Đền chùa để xây dựng các công sở, mở đường, tới đầu thế kỷ XXI với làn sóng đập nhà nhỏ xây nhà to làm kinh doanh thương mại... và cũng không ít nỗ lực của cả xã hội nhằm bảo tồn không gian “lắng hồn sông núi ngàn năm “của dân tộc.

Bản đồ khu vực tái thiết khu vực chung quanh Hồ Gươm năm 2025 và bản đồ năm 1873 - Sơ đồ hướng di chuyển các phương tiện tại Bắc Hồ Gươm

 Năm 2025, Hà Nội công bố kế hoạch giải phóng mặt bằng, phá dỡ nhiều công trình có diện tích lớn ở phía Bắc, phía Đông và phía Tây Hồ Gươm để mở rộng không gian hoạt động công cộng tại khu vực quanh Hồ Gươm và phụ cận. Đây cũng là thời điểm những tổ chức cá nhân liên quan bắt đầu khảo sát, đánh giá những công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị trên mặt đất và cả dưới tầng sâu lịch sử… vì không có nơi đâu tích tụ nhiều truyền thuyết lịch sử như nơi đây, và có thể đây cũng là cơ hội để phát lộ những giá trị văn hóa lịch sử vô giá.

Khi xây dựng ga tàu điện ngầm gần lâu đài Nijo, thành phố Kyoto (Nhật Bản) đã phát lộ di vật lịch sử. Thành phố đã tổ chức khai quật và trưng bày một số cổ vật ngay tại nhà ga. Italy cũng có những bài học tốt và xấu khi xây dựng ngầm tại các khu vực lịch sử.

Quy hoạch không gian Hồ Gươm - Hà Nội luôn thiếu thông tin khảo sát

Kế từ năm 2016, Hồ Gươm tổ chức thành không gian đi bộ, tập trung hàng vạn người tới vui chơi, nghỉ dưỡng cùng các hoạt động sự kiện sôi động khác. Vào những ngày lễ hay ngày thường, nơi đây cũng tập trung các tuyến giao thông cá nhân và giao thông công cộng hoạt động náo nhiệt… Tuy vậy, khi quy hoạch không gian Hồ Gươm luôn thiếu thông tin khảo sát, hiện trạng thống kê từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, đến hạ tầng kỹ thuật hay công nghệ ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại, dịch vụ giải trí, thói quen tiêu dùng, chất lượng dịch vụ, điều kiện sinh hoạt kinh doanh, đối thượng tham gia hay cảm xúc của cư dân tại chỗ và chung quanh

Mở rộng không gian hoạt động công cộng sẽ đi cùng với việc tổ chức giao thông linh hoạt, an toàn, tối ưu. Tuy nhiên, thách thức vẫn là hầu hết các phương án tổ chức giao thông tại Hà Nội thiếu thông tin khảo sát lưu lượng, tần suất, dẫn đến việc tổ chức di chuyển kém hiệu quả.

Thông tin giao thông tại khu vực trong các thời điểm khác nhau do các chuyên gia Think Playground thu thập để tham khảo nhằm đề xuất giải pháp thử nghiệm

Nhiều nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch không gian Hồ Gươm không khả thi

Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã lập quy hoạch không gian chung quanh Hồ Gươm, hơn 100 năm sau (1890-1996), Bộ Xây Dựng công bố quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Gươm và phụ cận, tuy vậy hiệu quả còn hạn chế. Năm 2009, Hà Nội tổ chức cuộc thi “Ý tưởng ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận” với 10 đơn vị dự thi, chọn ra 2 đơn vị đạt giải nhì (không có giải nhất).

Trước bối cảnh hiện tại, những phương án này không còn phù hợp: thay vì mở rộng không gian trống cho Hồ Gươm thoáng đãng thì lại đề xuất xây dày đặc thêm. Có phương án nương theo ý chủ đầu tư xây công trình kinh doanh thì nay đã được giải phóng cho hoạt động công cộng. Năm 2009 chưa định hình rõ không gian ngầm tại đây, còn Hàm Cá Mập thì chưa ai hình dung sẽ bị dỡ bỏ… Họ còn xây khách sạn cao tầng sát hồ dài cả một dãy phố không tuân theo bất cứ quy hoạch nào.

Cuối thế kỷ XX, Hà Nội mở cửa đầu tư nước ngoài, đâu đâu cũng có những dự án văn phòng khách sạn cao tầng, khu vực chung quanh Hồ Gươm được ưu ái hơn cả: tòa nhà nào cũng đứng trước nguy cơ đập bỏ xây mới. Giữa làn sóng ấy, tác phẩm “Hồ Guơm – Hà Nội: Không gian và ý tưởng kiến trúc” của KTS Lê Thị Kim Dung được hoàn thành để tham gia cuộc thi với chủ đề “Kiến Trúc – Con người 2000” do Viện Hàn lâm Kiến trúc Quốc tế (UIA) tổ chức. Tác phẩm đã được trao giải thưởng lớn, chọn từ 250 tác phẩm đến từ 55 quốc gia.

Có một giấc mơ tương lai Hồ Gươm đã đạt Giải thưởng Lớn của UIA

Theo quy định bài thi trình bày trên 2 tấm pano: Pano 1 với hình ảnh ấn tượng là bàn tay gớm ghiếc, ngón tay tham lam vươn ra thèm muốn thâu tóm lấy không gian, bóp nghẹt những giá trị văn hóa lịch sử của Hồ Guơm, đây không còn là dự cảm nữa, mà là thực tế khi đã có gần chục dự án cao ốc ven Hồ Gươm đã được soạn thảo và đệ trình với các cơ quan quản lý… cho đến nay vẫn còn nhiều công trình sững sững soi bóng xuống mặt hồ bé xíu..

Giữa những năm tháng nhà nhà người người liên doanh liên kết trong nước ngoài nước, đầu tư xây dựng văn phòng khách sạn, Pano 2 của Đồ án lại vạch ra những kế hoạch mở rộng lối đi ven hồ, khai thông các không gian nối các quảng trường nằm cách Hồ Gươm vài dãy phố thành một quẩn thể trong sáng – rộng mở… đẹp tới mức không tưởng. Các giải pháp đề xuất của Đồ án lại có tính hiện thực rất cao, nhấn mạnh việc cải hoá những không gian có nguy có lấn át Hồ Gươm nhất trở thành những không gian giá trị: đó chính là khu vực EVN với khoảng xanh rộng rãi, toà nhà “Hàm cá mập” được cắt xén để khai thông ra cái nhộn nhịp của lối xưa, và đây đó những cổng phố thay cho tiếng mời gọi của phố phường.

Ban Giám khảo quốc tế gồm các Viện sĩ, KTS lừng danh đã lựa chọn và trao giải thưởng đặc biệt cho Đồ án. Có lẽ cái mới mẻ, khác lại của đồ án chỉ chiếm một phần nhỏ trong đánh giá, trân trọng của Ban Giám khảo. Quý hơn là ghi nhận sự can đảm, vượt lên những tư duy bị lợi ích ngắn hạn chi phối, mà tiên lượng chuẩn xác những thách thức về văn hóa sẽ phải đối mặt trong phát triển và đưa ra giải pháp thỏa đáng, ngay tại những thời điểm khó khăn nhất.

Đã 30 năm trôi qua, Tác phẩm “Hồ Guơm – Hà Nội: Không gian và ý tưởng kiến trúc” của KTS Lê Thị Kim Dung, vẫn vẹn nguyên giá trị, nó luôn nhắc nhở chúng ta không ngừng nghỉ đóng góp tài năng và tấm lòng vì một Hà Nội ngày mai tốt đẹp hơn.

Đi lại chung quanh khu vưc Hồ Gươm hiện tại và tương lai

Năm 2007 JICA (Nhật Bản) đã báo cáo “Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội” (HAIDEP), trong đó cho biết cầu Chương Dương là nguyên nhân gây xung đột giao thông trung tâm Hà Nội, tương tự: cầu Trần Hưng Đạo 6 làn xe chạy tốc độ 80km/h sẽ tạo ra 2 gọng kìm biến trung tâm Hà Nội thành khu vực rối loạn giao thông trầm trọng. Với phân tích như vậy, JICA đã khuyến nghị cầu Trần Hưng Đạo đi ngầm sẽ giảm áp lực các xung đột trực tiếp tại đây. Tuyến ngầm Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng gồm đường bộ và ĐSĐT ngầm sẽ tạo ra tổ hợp không gian ngầm giá trị tại trung tâm thành phố, kết nối ga C9, C10 của tuyến ĐSĐT số 2 và ga T13 tuyến ĐSĐT số 3 sẽ tạo ra những không gian ngầm liên thông trung tâm Thành phố: tạo ra quỹ không gian đô thị mới có quy mô lớn đáp ứng được không gian đô thị đang thiếu hụt, lại làm giảm phát thải C02 nhờ hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt hạn chế phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu đốt.

Không gian chung quanh Hồ Gươm trong tương lai có là đầu mối giao thông nhộn nhịp như hiện nay hay hoàn toàn dùng để thành phố đi bộ? Điều đó phụ thuộc vào việc tổ chức các hướng tuyến giao thông xuyên qua khu phố cổ để qua cầu Long Biên, Chương Dương, Trần Hưng Đạo sang bờ Bắc sông Hồng

Khu phố ngầm trung tâm thành phố: bài học từ Nhật Bản tới Việt nam

Thách thức lớn trong việc phát triển không gian ngầm quanh Hồ Gươm là Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm khảo sát, thi công, vận hành và cả hành lang pháp lý (cho đến nay Bộ Xây Dựng mới đang dự thảo Nghị định phát triển không gian ngầm đô thị)… Tuy vậy, Hà Nội có thể học hỏi từ Nhật Bản - quốc gia có lịch sử hơn 100 năm phát triển không gian ngầm trong trung tâm thành phố.

Thủ đô của Nhật bản là Tokyo nổi tiếng có nhiều công trình nổi và ngầm lớn, thành phố đứng thứ hai là Osaka, nơi có khu phố ngầm Umeda nổi tiếng. Khu phố ngầm Umeda bắt đầu từ quảng trường ga trung tâm từ năm 1933, đến nay (2025) vẫn tiếp tục phát triển, mở rộng và có công viên Kyobashi nối các tầng ngầm với mặt đất một cách tài tình.
Các chuyên gia Nhật Bản trong tổ chức JICA đã khuyến nghị Hà Nội phát triển các công trình ngầm tích hợp với các nhà ga ĐSĐT ngầm để hạ giá thành đầu tư, thậm chí giá thành xây lắp một chỗ đỗ xe còn 15-25% so với mức đầu tư xây dựng trên mặt đất.

Tại khu vực quanh Hồ Gươm, các công trình ngầm tại đây sẽ mang lại giá trị sử dụng cao với chi phí đầu tư hợp lý nếu biết cách tích hợp đa năng đa dụng không gian ngầm.

Đối mặt với những thách thức trong quy hoạch, tổ chức giao thông và thiết kế đô thị chung quanh Hồ Gươm, chúng ta không chỉ đánh giá các công trình quanh hồ, nhận diện đầy đủ những nhiệm vụ của các công trình hạ tầng cần đáp ứng trong tương lại, mà còn không quên soi chiếu sâu sắc những việc chúng ta đã đối xử với Hồ Gươm như thế nào trong 30 năm qua để chúng ta khắc phục những thiếu sót, sai lầm, rồi từ đó chúng ta sẽ ước muốn gì trong 30 năm tới và cùng cam kết tập thể để hiện thực hóa ước mơ đó.

Với cách học hỏi từ nhiều bài học thành công của bạn bè quốc tế cũng như những bất cập của chính chúng ta…Hà Nội sẽ có những bước đi vững vàng trong thời gian tới. Nhưng có lẽ trước khi bắt tay vào việc thì nên chăng các tổ chức, cá nhân liên quan tự trả lời thấu đáo câu hỏi: mục tiêu, chiến lược, chức năng, giải pháp… thay vì vội vã vẽ ra những nét bay bổng mà vẫn còn chưa rõ bằng cách nào để hiện thực hóa những nét bay bổng ấy.

 

Pháp lý xây dựng

Không có giấy phép xây dựng vẫn còn nhiều cách để quản lý việc xây dựng

Theo chuyên gia việc giữ hay bỏ giấy phép xây dựng cần thực hiện một cách nghiêm túc dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật (RIA) để loại bỏ tình huống “giấy phép mẹ đẻ giấy phép con”, giảm nguy cơ cơ chế xin cho ở các cơ quan quản lý địa phương, kể cả quản lý xây dựng hay quản lý hành chính...

TOC là gì? Từ TOD sang TOC như thế nào?

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) được đề cập tới nhiều trong các kế hoạch phát triển ĐSĐT và tái thiết đô thị Hà Nội. Sau 2 năm bàn thảo (2024-2025) các chuyên gia đã nhận ra mô hình này có nhiều rào cản để hiện thực hóa, vậy cần những giải pháp nào để phù hợp hơn trong tiến trình phát triển? Bài học quốc tế và những cơ hội nào cho Hà Nội?

Đề xuất hầm ngầm qua Hồ Tây: Thay vì 'soi' quy hoạch nên xem đây là xu thế

Kiến trúc sư (KTS) Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, ý tưởng dù thế nào thì cũng nên lắng nghe, nghiên cứu, còn làm hầm qua sông hồ thế giới đã làm nhiều và đang rất hiệu quả.

Cải tạo, xây dựng các chung cư cũ ở Hà Nội dưới góc nhìn xã hội

(KTVN 256) Hà Nội là thành phố có nhiều chung cư cũ (CCC), được xây dựng vào giai đoạn 1960 đến 1992 (theo cơ chế bao cấp) của thế kỷ trước, trong đó chủ yếu xây dựng bằng công nghệ bê tông lắp ghép tấm nhỏ, tấm lớn của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu thời bấy giờ, với các căn hộ khép kín có diện tích phổ biến là 24m2. Theo thống kê của Thành phố, hiện Hà Nội có khoảng 250.000 người dân sinh sống trong gần 1.580 tòa nhà CCC và nhà tập thể. Trong đó, có 20 khu chung cư, 69 nhóm chung cư và 209 tòa nhà CCC riêng lẻ cần được cải tạo, xây dựng lại, hầu hết nằm ở các quận trung tâm như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình và Hai Bà Trưng.

Quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội thế nào để chung cư cũ bám theo phát triển?

Hà Nội đang tăng tốc lập quy hoạch cải tạo chung cư cũ (CCC), trong đó yêu cầu phát triển theo mô hình TOD, lấy đường sắt đô thị (ĐSĐT) làm trục giao thông trọng yếu.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi