Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An không chỉ là Khu dự trữ sinh quyển thế giới mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Quảng Nam và khu vực miền Trung. Đây là một quần đảo trải dài theo hình cánh cung gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hòn Lao có diện tích lớn nhất và là nơi duy nhất có người cư trú. Hiện nay, với sự quan tâm bảo tồn, phát triển, Cù Lao Chàm vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa bản địa, trong đó có văn hóa kiến trúc. Thật vậy, bất luận là kiến trúc dân dụng hay tôn giáo, tín ngưỡng thì các di tích ở đây vẫn phản ánh hơi thở của văn hóa biển đảo.
Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.
Có khá nhiều bức bình phong tại các di tích tín ngưỡng ở Hội An, trong các ngôi nhà cổ trong Khu phố cổ, một vài bức trong số đó rất đẹp. Vậy, điều gì khiến bức bình phong tại di tích Khổng Tử miếu, phường Cẩm Phô được ưu ái, dành nhiều lời khen tặng đến vậy? Tôi đã thử tìm hiểu và góp nhặt được một vài thông tin liên quan đến di tích và bức bình phong này.
Đô thị cổ Hội An là quần thể di tích kiến trúc rất phong phú về loại hình. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 1.439 di tích, tập trung chủ yếu trong Khu phố cổ với 1.175 di tích, ngoài Khu phố cổ: 264 di tích. Trong số 264 di tích này, ngoài các công trình tôn giáo, tín ngưỡng (loại hình di tích chủ yếu) còn có các ngôi nhà truyền thống thuộc sở hữu tư nhân và tập thể. Các ngôi nhà này dùng để ở, thờ tự ông bà tổ tiên; qua vài thế hệ, một số ngôi nhà được xem như nhà thờ tộc chi, phái, không gian thờ cúng được coi trọng hơn, các không gian chức năng khác trong nhà không có nhiều thay đổi.