Ngắm kiến trúc như cung điện tại ngôi đình cổ Hải Phòng

Ngắm kiến trúc như cung điện tại ngôi đình cổ Hải Phòng

Đình Quán Khái là ngôi đình cổ bề thế bậc nhất huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 1992.
13:45, 28/01/2025
Đình Quán Khái là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng (trước 1.1.2025 là xã Vĩnh Phong). Đình thờ Thành hoàng làng là Tản Viên Sơn Thánh Bùi Thiên Quý – một trong bốn vị Thánh bất tử trong quan niệm tâm linh của người Việt.
Đình Quán Khái là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng (trước 1.1.2025 là xã Vĩnh Phong). Đình thờ Thành hoàng làng là Tản Viên Sơn Thánh Bùi Thiên Quý – một trong bốn vị Thánh bất tử trong quan niệm tâm linh của người Việt.
Đình hiện tại được khởi dựng từ năm 1906 đến năm 1916 hoàn thành. Hai cổng đình phía Đông và phía Tây có kiến trúc 2 tầng, 8 mái đao cong, các góc đắp vẽ hình phượng
Đình hiện tại được khởi dựng từ năm 1906 đến năm 1916 hoàn thành. Hai cổng đình phía Đông và phía Tây có kiến trúc 2 tầng, 8 mái đao cong, các góc đắp vẽ hình phượng.
Tòa đại đình gồm 6 mái cao rộng, lợp ngói mũi hài với 10 mái đao cong vút.
Tòa đại đình gồm 6 mái cao rộng, lợp ngói mũi hài với 10 mái đao cong vút.
Trên nóc đình, bờ dải đắp con kìm, con sô, đầu guột… là những tác phẩm quý được giữ gìn từ ngày khởi dựng đến nay.
Bên trong đình là cảnh lộng lẫy vàng son của các bức hoành phi, câu đối, cửa võng, khám thờ được chạm khắc công phu và to lớn khác thường.
Bên trong đình là cảnh lộng lẫy vàng son của các bức hoành phi, câu đối, cửa võng, khám thờ được chạm khắc công phu và to lớn khác thường.
Đình Quán Khái lưu giữ khá nhiều đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của quê hương Vĩnh Bảo, tượng quan văn, quan võ, tượng ông Đô, tượng chim hạc, hương án, sập thờ, cỗ ngai, câu đối, cửa võng, đại tự… vừa mang tính cung đình và phảng phất màu sắc dân gian.
Đình Quán Khái lưu giữ khá nhiều đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của quê hương Vĩnh Bảo, tượng quan văn, quan võ, tượng ông Đô, tượng chim hạc, hương án, sập thờ, cỗ ngai, câu đối, cửa võng, đại tự… vừa mang tính cung đình và phảng phất màu sắc dân gian.
Vì kèo đình Quán Khái làm theo kiểu “chồng rường giá chiêng”, một phong cách đậm nét cổ truyền.
Vì kèo đình Quán Khái làm theo kiểu “chồng rường giá chiêng”, một phong cách đậm nét cổ truyền.
Có một khác biệt so với các ngôi đình khác là các bộ phận kiến trúc dù ở tiền đường cao thoáng, hay ở tận cùng hậu cung tối sẩm đều được chạm khắc tỉ mỉ. Ngoài hiên đình, trên các bày, vãn ngưỡng đều chạm trổ tinh vi “cúc hóa long, lão cúc hóa phượng, lão trúc hóa rồng”. Nhìn vào tác phẩm điêu khắc tại nơi này, có thể hình dung như một cung điện thu nhỏ trong một kiến trúc đồ sộ “độc nhất vô nhị” ở TP Hải Phòng.
Có một khác biệt so với các ngôi đình khác là các bộ phận kiến trúc dù ở tiền đường cao thoáng, hay ở tận cùng hậu cung tối sẩm đều được chạm khắc tỉ mỉ. Ngoài hiên đình, trên các bày, vãn ngưỡng đều chạm trổ tinh vi “cúc hóa long, lão cúc hóa phượng, lão trúc hóa rồng”. Nhìn vào tác phẩm điêu khắc tại nơi này, có thể hình dung như một cung điện thu nhỏ trong một kiến trúc đồ sộ “độc nhất vô nhị” ở TP Hải Phòng.
Đình Quán Khái bảo lưu khá trọn vẹn về giá trị nguyên gốc của một đình làng Việt Nam ra đời đầu thế kỉ XX.
Đình Quán Khái bảo lưu khá trọn vẹn về giá trị nguyên gốc của một đình làng Việt Nam ra đời đầu thế kỉ XX.
Trong khuôn viên rộng lớn của đình Quán Khái còn có hồ bán nguyệt quanh năm nước trong xanh, tôn nên nét đẹp cảnh quan cho ngôi đình cổ.
Trong khuôn viên rộng lớn của đình Quán Khái còn có hồ bán nguyệt quanh năm nước trong xanh, tôn nên nét đẹp cảnh quan cho ngôi đình cổ.
Quanh khuôn viên đình Quán Khái là hệ thống cây cổ thụ có tuổi đời gắn với lịch sử hình thành của ngôi đình, trong đó có 2 cây gạo 120 tuổi. Theo các cụ cao niên trong làng, thuở dựng đình người ta trồng cây gạo với ước mong thần hoàng làng sẽ phù độ cho dân làng có nhiều thóc gạo, cuộc sống ấm no. Trải qua thời gian, thiên tai, 2 cây gạo vẫn sừng sững hiên ngang, tỏa bóng mát 2 bên cổng đình. Cùng với đình Quán Khái, 2 cây gạo cũng là niềm tự hào của người dân Vĩnh Phong xưa (nay là xã Tiền Phong).
Quanh khuôn viên đình Quán Khái là hệ thống cây cổ thụ có tuổi đời gắn với lịch sử hình thành của ngôi đình, trong đó có 2 cây gạo 120 tuổi. Theo các cụ cao niên trong làng, thuở dựng đình người ta trồng cây gạo với ước mong thần hoàng làng sẽ phù độ cho dân làng có nhiều thóc gạo, cuộc sống ấm no. Trải qua thời gian, thiên tai, 2 cây gạo vẫn sừng sững hiên ngang, tỏa bóng mát 2 bên cổng đình. Cùng với đình Quán Khái, 2 cây gạo cũng là niềm tự hào của người dân Vĩnh Phong xưa (nay là xã Tiền Phong).

 

https://laodong.vn/photo/ngam-kien-truc-nhu-cung-dien-tai-ngoi-dinh-co-hai-phong-1443690.ldo

Pháp lý xây dựng

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, công trình kiến trúc gần 130 tuổi ở Ninh Bình lợp ngói mới

Mái ngói cũ tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện nhiều viên bị gãy, ngói nặng gây hiện tượng mỏi mái, không ngả màu rêu phong...đang được thay thế bằng loại ngói mới làm thủ công truyền thống nhẹ hơn, phù hợp với công trình kiến trúc gần 130 tuổi.

Ngắm 11 công trình kiến trúc nổi bật của TP.HCM 50 năm qua

Tác phẩm văn học nghệ thuật đề cử lĩnh vực kiến trúc có 11 công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM, trong đó có những công trình mới toanh như Nhà Thiếu nhi thành phố, Nhà Văn hóa sinh viên thành phố.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thăm khu di tích lịch sử Nà Tu

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng dẫn đầu đã đến dâng hương và thăm Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

Đôi điều về tên gọi các di tích tín ngưỡng trong dân gian ở Hội An

Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.

Giữ hồn phố thị trong dòng chảy hiện đại

Hơn một thế kỷ qua, kiến trúc đô thị Đông Dương vẫn là dấu ấn tô điểm cảnh quan nhiều thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt… Các công trình không chỉ phản ánh quá trình giao thoa giữa kiến trúc truyền thống Việt và phong cách phương Tây mà còn chứa đựng giá trị lịch sử, kinh tế quan trọng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi