Hà Nội: Công bố danh mục di tích, di sản cần bảo vệ, phát huy giá trị

Hà Nội: Công bố danh mục di tích, di sản cần bảo vệ, phát huy giá trị

(Vietnamarchi) - Nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, công trình có giá trị, Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 24/NQ-HĐND về công bố danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
14:16, 14/05/2025

Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 22 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI ngày 29/4/2025, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện khoản 3, khoản 4 Điều 21 Luật Thủ đô và các quy định có liên quan về công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Theo nghị quyết, danh mục bao gồm: danh mục di sản văn hóa vật thể; danh mục văn hóa phi vật thể; danh mục các ô, tuyến phố trong khu phố cổ đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử; danh mục các công trình khác có giá trị kiến trúc.

Cụ thể, danh mục di sản văn hóa vật thể gồm: 10 di tích tiêu biểu; 22 di tích được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt, 1.164 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 1.600 di tích đã được xếp hạng cấp TP.  Ngoài ra, nhóm di tích đặc biệt gồm 46 di tích cách mạng kháng chiến đã được xếp hạng, 354 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến, 34 bảo vật Quốc gia đã được công nhận và 1 làng cổ.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, Nghị quyết xác định danh mục bao gồm 6 di sản được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh, 42 di sản văn hóa được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, 182 Làng nghề, 54 Làng nghề truyền thống, và 7 nghề truyền thống tiêu biểu Hà Nội.

Nghị quyết cũng ban hành danh mục các ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục gồm các tuyến phố trong Khu phố cổ Hà Nội thuộc phạm vi bảo vệ, tôn tạo cấp I gồm 21 tuyến phố; các tuyến phố trong Khu phố cổ Hà Nội thuộc phạm vi bảo vệ, tôn tạo cấp II  gồm 40 tuyến phố; các đoạn tuyến phố thuộc Khu phố cũ Hà Nội của tuyến phố có nhiều biệt thự có giá trị kiến trúc đặc biệt  gồm 16 đoạn tuyến phố; các đoạn tuyến phố thuộc Khu phố cũ Hà Nội của tuyến phố có nhiều biệt thự có giá trị kiến trúc đáng chú ý gồm 11 đoạn tuyến phố.

Danh mục các công trình kiến trúc có giá trị, Nghị quyết liệt kê 222 biệt thự xếp nhóm 1 và 356 biệt thự xếp nhóm 2 được xây dựng từ trước năm 1954, cùng với 40 công trình kiến trúc công cộng có giá trị đặc biệt và 21 công trình có giá trị đáng chú ý.

HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ và huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa theo các danh mục; tổ chức tổng kết, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Thủ đô; nghiên cứu phương án điều chỉnh sửa đổi danh mục phù hợp sau khi hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Pháp lý xây dựng

Hà Nội thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng 9 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Đặc điểm văn hóa kiến trúc trên các di tích tín ngưỡng ở Cù Lao Chàm, Hội An

Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An không chỉ là Khu dự trữ sinh quyển thế giới mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Quảng Nam và khu vực miền Trung. Đây là một quần đảo trải dài theo hình cánh cung gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hòn Lao có diện tích lớn nhất và là nơi duy nhất có người cư trú. Hiện nay, với sự quan tâm bảo tồn, phát triển, Cù Lao Chàm vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa bản địa, trong đó có văn hóa kiến trúc. Thật vậy, bất luận là kiến trúc dân dụng hay tôn giáo, tín ngưỡng thì các di tích ở đây vẫn phản ánh hơi thở của văn hóa biển đảo.

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi