Sự kiện nổi bật
Tag: di sản kiến trúc
Khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Tối 9/11, tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" đã chính thức khai mạc.
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Chuyện di sản dưới Cột cờ Hà Nội hơn 200 tuổi
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết phát triển du lịch một cách ồ ạt trong khi chưa đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng đã làm cho di sản có nguy cơ bị ô nhiễm do quá tải, nhất là trong mùa lễ hội. Tại một số di sản tiêu biểu như: Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hạ Long, núi Bà Đen, núi Sam… có tình trạng tự ý xây dựng các công trình dịch vụ, du lịch khi chưa được cấp phép.
Đích đến của việc trùng tu di tích
Trùng tu di tích là mong mỏi của không ít những người yêu di sản. Tuy nhiên, khi công tác trùng tu gần như hoàn thiện, không ít di tích vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ chính những người có niềm mong mỏi ấy. Phải chăng là bởi di tích đã có phần “trẻ hóa” trong cảm quan của họ.
Không gian đô thị và bài toán phát huy giá trị di sản
Gần 6.000 di tích không chỉ là con số cho thấy “khối tài sản” vô giá của Hà Nội mà còn đặt ra bài toán khó về bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong không gian đô thị.
Bảo tồn di sản trong 'cơn lốc' đô thị hóa
Việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị có thành công hay không phụ thuộc vào việc kết hợp và dung hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Lý luận về bản sắc kiến trúc và di sản kiến trúc ở Việt Nam
Phát triển lý luận – phê bình kiến trúc nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung không phải ngày một ngày hai, nhưng cần có sự chăm chút sớm ngày nào tốt ngày đó, dựa trên những thành tựu của các thế hệ trước đây cũng như tri thức mới của thế giới hiện nay. Bài viết sẽ trình bày hai vấn đề quan trọng trong lý luận kiến trúc nước ta từ năm 1975 đến nay – Đó là Bản sắc kiến trúc và Di sản kiến trúc.
Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai
Là chủ đề triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” do UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội vừa qua.
Thực trạng và tiềm năng hồi sinh thích ứng các công trình di sản kiến trúc tại khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM
Mặc dù mang không ít dấu vết của thời gian và bề dày văn hóa, nhưng trong thực tế, vẫn có nhiều di sản kiến trúc (DSKT) đô thị của TPHCM chưa được xếp hạng và không được bảo vệ bằng hệ thống khung pháp lý như các di tích. Thách thức lớn nhất mà các công trình kiến trúc này phải đối mặt là nguy cơ bị biến dạng, xuống cấp hoặc yếu tố công năng không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, do đó có thể bị kéo đổ bất cứ lúc nào. Hồi sinh thích ứng (HSTU) các công trình kiến trúc cũ có giá trị đã mở ra hướng đi mới cho công tác bảo tồn và được ứng dụng thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như những nhà máy bỏ hoang được chuyển đổi thành trung tâm nghệ thuật, phòng hòa nhạc được chuyển đổi thành khách sạn hoặc công trình hành chính có giá trị được chuyển đổi thành bảo tàng,...