Giải pháp đảm bảo chất lượng không gian sống

Giải pháp đảm bảo chất lượng không gian sống

(Vietnamarchi) - Tại Hội thảo: “Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng” do Viện Kiến trúc Quốc gia phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chủ trì sáng ngày 3/10, Ths. Nguyễn Đức Vinh - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã trình bày bài tham luận: “Chiến lược phát triển nhà ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường”, trong đó nêu ra một số giải pháp để đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường trong thời gian tới.
10:31, 03/10/2024

Đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường

Triển khai thực hiện các quy định, mục tiêu phát triển nhà ở đã đề ra, lĩnh vực phát triển nhà ở trên cả nước đã có bước phát triển tích cực, góp phần nâng cao điều kiện sống của phần lớn các tầng lớp nhân dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Theo kế hoạch chưa đầy đủ của 42/63 địa phương thì ước tính diện tích nhà ở bình quân năm 2024 của cả nước là khoảng 26,5 m2/ người; chất lượng nhà ở ngày càng được nâng cao, nhiều khu nhà ở cũ bị xuống cấp, hư hỏng đã được thay thế bằng các khu nhà ở mới khang trang, nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở chung cư cao tầng, tuyến phố mới được hình thành, góp phần vào việc chỉnh trang đô thị, đảm bảo việc phát triển nhà ở đồng thời với việc xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, các trường học, nhà trẻ, các khu vui chơi giải trí và các dịch vụ đô thị khác, tạo điều kiện để nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần của người dân; nhiều nhà ở đơn sơ, dột nát tại khu vực nông thôn đã được kiên cố hóa làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đồng thời với việc thị trường nhà ở hình thành và phát triển đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thu hút lực lượng lớn lao động và thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.

Thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích về môi trường, theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 4/2024, số lượng công trình xanh trên cả nước đã đạt được khoảng trên 400 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10 triệu m2.  Mặc dù Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã có quan điểm rõ ràng về việc phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, quan điểm này không được thể hiện trong mục tiêu cụ thể của Chiến lược nên việc áp dụng các tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực về nhà ở hiện vẫn còn nhiều hạn chế, các dự án nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng hiện nay đều do chủ đầu tư tự đặt mục tiêu và tự thực hiện. Theo Tổ chức tài chính quốc tế IFC, đến quý III/2022, Việt Nam mới có 26 công trình là nhà ở cao tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 1,9 triệu m2 được chứng nhận là công trình xanh.

Nguyên nhân chính của hạn chế, bất cập trong phát triển công trình nhà ở sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường tại Việt Nam có thể kể đến là do nhận thức về bảo vệ môi trường, hiệu quả năng lượng khi phát triển nhà ở chưa thực sự đầy đủ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, bên cạnh đó chi phí đầu tư công trình nhà ở này thường cao hơn chi phí nhà ở thông thường 1-2%. Ngoài ra, còn thiếu sự tuyên truyền, quảng bá về lợi ích từ các công trình nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng nên chủ đầu tư và khách hàng mua, thuê mua, thuê nhà ở ít quan tâm đến phân khúc này.

Giải pháp để đảm bảo chất lượng không gian sống trong thời gian tới

Để thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường, trước mắt cần tập trung triển khai các giải pháp sau:

Thứ nhất, nghiên cứu và ban hành, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà ở đối với các thiết kế, kỹ thuật, công nghệ xây dựng mới hướng tới nâng cao chất lượng ở, phù hợp với xu hướng phát triển nhà ở xanh, bền vững, thông minh, ứng dụng công nghệ số; đồng thời tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra liên quan đến việc áp dụng thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà ở. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với những khu dân cư hiện hữu của hộ gia đình, cá nhân gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Thứ hai, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xanh, tiết kiệm năng lượng và nhà ở phát thải thấp, ứng dụng công nghệ số. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về lợi ích từ các công trình nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng để thu hút cũng như phát triển loại hình nhà ở này.

Thứ ba, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu và áp dụng các thiết kế, kỹ thuật và công nghệ xây dựng nhà ở mới, vật liệu mới, ứng dụng công nghệ số nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành xây dựng nhà ở, đồng thời sử dụng hiệu quả năng lượng và phát thải thấp.

Thứ tư, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới, Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW và Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Pháp lý xây dựng

Tạo thế, tạo lực để vươn lên tầm cao mới

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến đang chuyển mình với hàng loạt chủ trương lớn nhằm tạo đà phát triển mạnh mẽ và bền vững trong giai đoạn mới.

Bộ Xây dựng đề nghị giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Theo đó, Bộ Xây dựng vừa có công điện đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4

Theo đó, văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về giải pháp công nghệ làm đường giao thông và cầu cạn do Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất.

Hà Nội: Đề xuất 10 giải pháp cấp bách xử lý ô nhiễm môi trường

Ngày 14/3, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.

Hà Nội xem xét phương án Quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ và Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phụ cận

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 111/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét phương án Quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ và Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phụ cận.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi