Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

(Vietnamarchi) - Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...
08:39, 02/05/2025

Ngày 29/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã ký Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên khu vực có diện tích khoảng 454,15 ha; thuộc địa giới hành chính các phường 1, phường 2, phường 3 và phường An Đôn (thị xã Quảng Trị), xã Hải Phú (huyện Hải Lăng), xã Triệu Trạch và xã Triệu Trung (huyện Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị; là không gian bao quanh các khu vực có liên quan đến Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.

Mục tiêu lập quy hoạch di tích nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước. Đồng thời cụ thể hoá Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2023.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Quyết định, đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Các  di tích, điểm di tích thành phần thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, tỉnh Quảng Trị; các giá trị lịch sử - văn hóa, kiến trúc của các di tích.

Các di sản văn hóa phi vật thể: Các lễ hội truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương nơi có di tích. Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị; các yếu tố về kinh tế - xã hội, môi trường liên quan tới di tích; các thể chế và chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan.

Vị trí, vai trò, mối liên hệ giữa Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 với các di tích, công trình, địa điểm du lịch khác trong tỉnh Quảng Trị và vùng lân cận để kết nối, phát triển du lịch..

Quyết định nêu rõ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch; phân công cơ quan chủ đầu tư; lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật.

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trong quá trình nghiên cứu, tổ chức lập quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả; phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch theo quy định.

Pháp lý xây dựng

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Bản sắc văn hóa cội nguồn tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tỉnh Phú Thọ đã hoàn thiện công tác chuẩn bị phần lễ và chuỗi hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, mang hào khí của thời đại Hùng Vương, được kế thừa, tiếp nối trong đời sống đương đại.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thăm khu di tích lịch sử Nà Tu

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng dẫn đầu đã đến dâng hương và thăm Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

Giữ hồn phố thị trong dòng chảy hiện đại

Hơn một thế kỷ qua, kiến trúc đô thị Đông Dương vẫn là dấu ấn tô điểm cảnh quan nhiều thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt… Các công trình không chỉ phản ánh quá trình giao thoa giữa kiến trúc truyền thống Việt và phong cách phương Tây mà còn chứa đựng giá trị lịch sử, kinh tế quan trọng.

Diện mạo dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng sau trùng tu

Sau một năm trùng tu, dinh thự Hoàng A Tưởng trên cao nguyên trắng Bắc Hà khoác lên màu sơn mới, mái ngói được hạ giải, thay thế viên hư hỏng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi