Bình Định: Phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

Bình Định: Phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

(Vietnamarchi) - UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.
11:17, 19/12/2024

Dự án nhằm đảm bảo độ ổn định lâu dài cho tháp, tránh nguy cơ xuống cấp hư hỏng mất mát và đồ vỡ nghiêm trọng theo thời gian; bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người dân, đồng thời gắn với phát triền du lịch của một di tích lịch sử - văn hóa nghộ thuật cáp quốc gia đặc biệt.

Dự án sẽ đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục hồi tháp nam, tháp giữa (thuộc cụm tháp Dương Long) từ cao độ 12m trở xuống.

Cụ thể, sẽ vệ sinh, chặt hạ cây xanh, xử lý các thành phần thực vật, nấm mốc, địa y trên bề mặt tháp; làm sạch bên trong lòng tháp và nền tháp; gia cố tường cửa dẫn và gia cố các mặt tường tháp…

Đối với tháp Nam, sẽ tái định vị các thành phần đá gốc cho các vị trí xô lệch, gãy đổ tại viền chân đế tháp, bổ sung các phần hỏng hoặc mất bằng đá sa thạch; gia cố chân đế, tường, các kết cấu nứt ở mặt tháp; gia cố bảo vệ các bề mặt, phục hồi tường, vòm cửa tháp; nền lòng tháp xử lý, xếp gạch phục chế; lắp thang thép tạo lối lên tháp…

Tháp giữa sẽ được tái định vị các thành phần đá gốc cho các vị trí xô lệch, gãy đổ tại viền chân để tháp; bổ sung các phần hỏng hoặc mất bằng đá sa thạch; gia cố chân đế, phần tường; gia cường các kết cấu nứt các mặt đông, tây, nam, bắc…

Ngoài ra, dự án cũng sẽ thực hiện khảo cổ, khai quật trong phạm vi diện tích 9.150m2 tại khu vực tháp Dương Long.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 93 tỷ đồng, từ vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Bình Định. Thời gian thực hiện đến năm 2025.

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, gồm 3 tháp: tháp giữa cao 39m, tháp Nam cao 33m và tháp Bắc cao 32m. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.

Tháp Dương Long chịu ảnh hưởng lối kiến trúc Khmer, được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam, được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015.

Pháp lý xây dựng

Hoàn thành tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đền Hồ Đề đưa vào sử dụng

Sáng 8/12, tại Di tích lịch sử quốc gia đền Hồ Đề, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền Hồ Đề.

Cộng đồng trách nhiệm, hướng tới xây dựng Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành “trái tim” của “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Quần thể danh thắng Tràng An là điểm nhấn đặc biệt của thiên nhiên, con người Ninh Bình; là dấu gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và cảnh quan, tạo nên mối giao thoa hài hoà trong không gian văn hoá cộng sinh. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, trở thành di sản hỗn hợp thứ 31 trên thế giới, thứ 11 ở châu Á-Thái Bình Dương và là Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á theo 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất-địa mạo. Sau 10 năm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An thực sự đã là trung tâm thúc đẩy phát triển và khẳng định vị trí du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh cũng như cả nước.

Quy hoạch, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn"

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2823/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia “Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558-1626)”, tại huyện Triệu Phong.

Hà Nội cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa

Ngày 26/11/2024, Sở văn hoá Thể thao và du lịch đã có Quyết định số 1491/QĐ -SVHTT về việc cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa. Bảo tàng Kính Hoa hoạt động theo hình thức bảo tàng ngoài công lập, có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục và giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến văn hoá Đông Sơn nói riêng, lịch sử - văn hoá của dân tộc nói chung.

Bảo tồn hệ giá trị kiến trúc của năm giai đoạn phát triển kiến trúc Việt Nam - phát huy và đổi mới yếu tố truyền thống trong kiến trúc đương đại

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, với năm giai đoạn trong tiến trình lịch sử dân tộc, kiến trúc Việt Nam đã chứng tỏ được sức sống mãnh liệt, dù gặp nhiều điều kiện bất lợi của tự nhiên cùng vô vàn thử thách của lịch sử. Có được điều này trước hết cần nhìn nhận tính tự tôn dân tộc như một động lực mạnh mẽ, đồng thời dựa trên hệ giá trị vững vàng được xây dựng và tích lũy, đã được thể hiện rõ qua những công trình tiêu biểu nhất của mỗi thời kỳ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi