Tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Vietnamarchi) - Ngày 6/1, tại Khu di tích lịch sử chùa Trầm, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
17:11, 07/01/2025

Các đồng chí lãnh đạo bấm nút khởi công Dự án. Ảnh baophapluat.vn

Cụm di tích chùa Trầm – chùa Trăm Gian là một trong những di sản tiêu biểu, độc đáo của huyện Chương Mỹ đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1962. Đây là những di tích có lịch sử lâu đời, được dân gian ca tụng là hai trong “Tứ đại danh thắng của xứ Đoài”.

Chùa Trầm còn là di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, nơi Bác Hồ từng về thăm và làm việc nhiều lần. Tại hang Trầm, sáng 20/12/1946, Đài tiếng nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trải qua biến động lịch sử và tác động từ thiên nhiên, hiện trạng Cụm di tích không còn nguyên vẹn như lúc mới khởi dựng, đặt ra nhu cầu bức thiết về việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan du lịch, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử…

Thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, Chương trình 09 của Huyện ủy Chương Mỹ, UBND huyện Chương Mỹ đã triển khai các bước nghiên cứu lập Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. UBND huyện quyết định đầu tư hơn 260 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu – chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cụm di tích quốc gia chùa Trầm nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ, dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích chùa Trầm (xã Phụng Châu), bao gồm tu bổ tôn tạo chùa Vu Vi, chùa Cao, chùa Hang, chùa Ba Làng…;  Dự án xây dựng nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cụm di tích chùa Trầm được đầu tư trong khuôn viên núi Bút, trên diện tích gần 30.000m2. Các hạng mục đầu tư gồm cổng chính, nhà trưng bày, nhà tả vu - hữu vu, nhà lầu vọng cảnh, cây xanh…Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương) gồm cổng tam quan, nhà giáng ngự, vườn tháp, các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật chiếu sáng, cây xanh.

Các dự án  hoàn thành sẽ góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, cùng với bảo tồn và phát huy giá trị di sản các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Đồng thời, nơi đây sẽ là điểm đến tham quan du lịch tâm linh hấp dẫn, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế du lịch tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ và thành phố Hà Nội.

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đình So

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc cấu thành Di tích quốc gia đặc biệt Đình So; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng So.

Đồng Văn: Đi đầu trong bảo tồn kiến trúc truyền thống

Xác định công tác bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc vừa làm nhiệm vụ song cũng là cơ hội để huyện xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có. Từ quan điểm đó, trong thời gian qua, huyện Đồng Văn một mặt làm tốt công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đồng thời khuyến khích, người dân, doanh nghiệp sử dụng vật liệu, kiến trúc truyền thống trong xây dựng. Bước đầu, công tác này đã mang lại những kết quả tích cực và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân, dần hình thành những kiến trúc riêng có của huyện.

Giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam

Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học hướng tới mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa kiến trúc và không gian thờ cúng các dòng họ. Tập đoàn Xherozone, Công ty Cổ phần Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (Viện PTKHTC) đã tổ chức Tọa đàm “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam”.

“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế

Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.

Tu bổ, tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung: Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, kiến trúc xứ Đoài

Đền Thượng, đền Trung, tọa lạc tại hệ thống núi Ba Vì, núi Tản, là 02 công trình nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) - vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của nhân dân ta, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường, qua thời gian, một số hạng mục công trình tại di tích đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi