Bài 12: Đường sắt đô thị và quốc gia: cơ hội phát triển ngành kinh tế giao thông mới cho Hà Nội

Góp ý “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”

Bài 12: Đường sắt đô thị và quốc gia: cơ hội phát triển ngành kinh tế giao thông mới cho Hà Nội

(Vietnamarchi) - Trong 3 ngày tháng 1/2024, Hà Nội và TPHCM đã tổ chức hội thảo quốc tế để tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đóng góp ý kiến nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT) trên địa bàn.
09:00, 22/01/2024

Quy hoạch đường sắt quốc gia và đô thị trong Quy hoạch Thủ đô

Thủ tướng Chính phủ đặt ra nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống các phương pháp lập Quy hoạch phải bảo đảm tính tiếp cận tổng hợp, khoa học, phù hợp với thực tiễn, đa chiều, đa lĩnh vực và ứng dụng công nghệ hiện đại, những yêu cầu này có vai trò/tác động lớn tới chất lượng của đồ án Quy hoạch.  Quy hoạch Thủ đô được lập khi toàn cầu bước vào kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: môi trường điện toán toàn cầu với IoT, AI, Bigdata, Cloud Computing.  Nếu Quy hoạch Thủ đô được triển khai đúng với yêu cầu ứng dựng từ mức khái toán đến chi tiết nền tảng hệ thống thông tin địa lý - GIS (Geografic Information System), Quản lý thông tin công trình - BIM (Buiding Information Mangement); Hệ thống quản lý tư liệu điện tử - EDMS (Electronic Document Management System)… thì Hà Nội sẽ có được một sản phẩm Quy hoạch được chuyển đổi số toàn diện, là công cụ quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch sau này vô cùng chính xác hiệu quả, quản trị phát triển ngang tầm quốc tế. 

Quy hoạch Thủ đô lập tại thời điểm Hà Nội có cơ hội mới: ghi nhận hợp tác quốc tế mới nhằm triển khai các tuyến đường sắt tốc độ cao nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, ra cảng Hải Phòng và khởi động nghiên cứu ĐSĐT Văn Cao - Hòa Lạc.  Vậy quy hoạch Thủ đô sẽ được soạn thảo thế nào để hệ thống ĐSĐT và đường sắt Quốc gia không là gánh nặng đầu tư, hút cạn ngân sách mà tạo động lực cho thành phố mới có kinh tế đô thị lẫn giao thông phát triển hùng mạnh?

Bài học thành công tại TP Thẩm Quyến (Trung Quốc) khi đường sắt, dân số và GDP cùng tăng trưởng

Quy hoạch Thủ đô có sẵn sàng đáp ứng những cơ hội và thách thức mới?

Dự thảo báo cáo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội công bố có gần 1.200 trang, kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ minh hoạ, mới đạt về số lượng còn nội dung, chất lượng vẫn chưa “bảo đảm tính tiếp cận tổng hợp, khoa học, phù hợp với thực tiễn, đa chiều, đa lĩnh vực và ứng dụng công nghệ hiện đại” như nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ đặt ra. Toàn bộ bản đồ minh họa vẽ trên nền bản đồ 2D, minh họa bằng vẽ tay trên máy tính nên các đối tượng hiển thị mới là thông tin hình học (Graphic Information) không gắn với thông tin thuộc tính phi hình học (No Graphic Information), không thể gọi là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System).

Tại hội thảo phát triển ĐSĐT vừa qua, nhiều diễn giả quốc tế đã giới thiệu thành công phát triển đường sắt theo định hướng TOD: nguồn vốn phát triển ĐSĐT từ các quỹ đất do nhà nước giao dự án. 

Mạng lưới ĐSĐT tại TP Thẩm Quyến (Trung Quốc) và quỹ đất tạo vốn phát triển ĐSĐT

Muốn huy động quỹ đất để tạo vốn phát triển ĐSĐT thì hệ thống GIS phải đủ tin cậy để cung cấp thông tin quản lý đất đai. Dự thảo Quy hoạch Thủ đô công bố thông tin bản đồ và thông tin KT-XH được tập hợp từ nhiều nguồn, không đồng bộ và chuẩn hóa/định dạng (format) nên dẫn đến không có khả năng “tổng hợp, khoa học, phù hợp với thực tiễn, đa chiều, đa lĩnh vực”. Do thông tin phân tán, không rõ trọng tâm trọng điểm từng chuyên đề nên không thể tích hợp đa chiều đa lĩnh vực. Bản đồ nền số hóa từ bản giấy, đo vẽ thủ công (giai đoạn 1993-2003), nên sai số lớn, ghép mảnh tiếp biên chênh lệch hàng trăm mét, không thể đồng bộ dữ liệu thuộc tính vào nền này. Dữ liệu đầu vào không chính xác, dẫn đến phân tích hiện trạng sai, không thể làm cơ sở dự báo kịch bản phát triển trong tương lai hay tác nghiệp quản lý hiện thời. 

Dữ liệu đầu vào không có định dạng thống nhất nên không thể dùng công cụ tổng hợp, phân tích hiện đại để tổ hợp đa chiều (bao gồm chiều không gian và chiều thời gian, chiều tương tác đa lĩnh vực) để gắn vào nền bản đồ và tiếp tục phân tích trong trạng thái tĩnh và động… do vậy hiện trạng báo cáo Quy hoạch Thủ đô đã công bố chưa đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra cho nhiệm vụ cũ cũng như thách thức mới. 

Quy hoạch Thủ đô phải là kịch bản tích hợp sức mạnh mới cho Thủ đô

Tích hợp mạng lưới ĐSĐT và đường sắt liên vùng, đường sắt quốc gia tạo nên sức mạnh tổng hợp kinh tế xã hội khoa học công nghệ tại TP Thẩm Quyến

Quy hoạch Thủ đô lập theo phương pháp quy hoạch tích hợp, phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực… nhưng báo cáo Thuyết minh công bố mới chỉ ghép nối dữ liệu từ nhiều nguồn không có liên kết xuyên suốt, mất cân đối: giao thông là nội dung rất quan trọng nhưng chỉ có 17 trang từ đánh giá hiện trạng, dự báo và đề xuất (bao gồm phương tiện, đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, trong khi dành 23 trang cho dự báo dân số - lao động, công trình cho người có công, thống kê các thiết chế văn hóa). Thuyết minh trình bày hàng trăm trang báo cáo, bảng biểu của các ngành, niên giám thống kê với thông tin lan man, lạc hậu và mâu thuẫn: đường vành đai 4 đang khẩn trương thi công thì báo cáo vẫn xác định “chưa đầu tư” (trang 301); Toàn bộ quy hoạch ĐSĐT dẫn lại từ đề xuất cũ, không có dự báo hành khách, giá thành/năng lực vận chuyển loại phương tiện, không rõ nguồn lực thực hiện và khả năng hấp thụ đã vẽ ra viển cảnh ĐSĐT Hà Nội không khả thi: hơn 400km ĐSĐT có tổng đầu tư lớn hơn 11 lần tổng Ngân sách thành phố Hà Nội đầu tư giao thông giai đoạn 2016-2025 (888.000 tỷ đồng/83.294.529 tỷ đồng).

Mô hình Tập đoàn khai thác toàn diện đường sắt đô thị với khả năng tích hợp lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và kinh doanh

Dự thảo Quy hoạch Thủ đô hiện chưa đạt yêu cầu tích hợp, phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Quy hoạch Thủ đô cần hoàn thành nhiệm vụ của mình, riêng định hướng phát triển giao thông đô thị, ĐSĐT, đường sắt Quốc gia - với khoản đầu tư lớn của xã hội - phải trở thành nền kinh tế giao thông vận tải mạnh mẽ trong tổng thể kinh tế đô thị và quốc gia. Quy hoạch Thủ đô phải bố trí không gian phát triển công kỹ nghệ đồng bộ và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ĐSĐT, đường sắt liên vùng, đường sắt quốc gia tốc độ cao… Do Quy hoạch Thủ đô thực hiện đồng thời với điều chỉnh Quy hoạch chung, lại có cùng một tư vấn, nên nhiệm vụ này cần được hoàn thành khẩn trương.

Mô hình phát triển ĐSĐT và đường sắt Quốc gia theo định hướng TOD phát triển giao thông đô thị, kinh tế đô thị không chỉ hùng mạnh mà còn bền vững

Ghi chú: Ảnh minh hoạ trong bài trích trong bài trình bày của TS TianTian Song (Tập đoàn Metro Thẩm Quyến Shenzhen Metro Group Co., Ltd-SZMC,TQ)tại hội thảo quốc tế TOD-ĐSĐT, Hà Nội ngày 17/1/2024

Pháp lý xây dựng

Những bài học phát triển đô thị bền vững và sáng kiến tại Hà Nội (Phần 2)

Ngày 6/12/2024 Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển đô thị bền vững và trung hòa carbon tại Việt Nam”. Tác giả tham gia với nội dung liên quan tới việc các hành động chụ thể để cư dân thủ đô di chuyển an toàn – thân thiện – công bằng.

Đô thị phát triển bền vững sẽ nhận được nguồn lực đầu tư bền vững (Phần 1)

Ngày 6/12/2024 Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển đô thị bền vững và trung hòa các-bon tại Việt Nam”. Tác giả tham gia với nội dung liên quan tới việc các hành động chụ thể để cư dân thủ đô di chuyển an toàn – thân thiện – công bằng.

Chuyển đổi khu nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội: Loại bỏ sai lầm càng sớm càng tốt

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp được coi là một biểu tượng của sự lãng phí ở Hà Nội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng để phù hợp với đời sống của người dân là điều tất yếu. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phương án chuyển đổi và vận hành, không để lãng phí thêm.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Vậy cần phải điều chỉnh quy hoạch phát triển ở 2 bên bờ sông như thế nào để đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu?

Tìm công thức khả thi để Hà Nội làm hàng trăm km đường sắt đô thị

Sau 20 năm triển khai, Hà Nội mới có 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội đưa vào hoạt động. Nếu vẫn xây dựng như phương án hiện nay, rất khó để Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị như quy hoạch.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi