Tu bổ, phục hồi các công trình tại di tích lăng vua Tự Đức

Tu bổ, phục hồi các công trình tại di tích lăng vua Tự Đức

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết đơn vị vừa triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức” phần còn lại gồm một số công trình quan trọng đang trong tình trạng hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng.
13:45, 06/08/2024

Tìm hiểu được biết, lăng vua Tự Đức được xây dựng vào năm 1864, là một trong những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan của kiến trúc truyền thống Huế. Thời gian qua, các công trình di tích thuộc quần thể Lăng vua Tự Đức đã được quan tâm đầu tư trùng tu từ nhiều nguồn khác nhau.

Tuy nhiên do nguồn kinh phí khó khăn nên vẫn còn một số công trình quan trọng chưa được bảo tồn, tu bổ và đang trong tình trạng hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng sẽ được tu bổ đợt này.

Dự án sẽ tu bổ và phục hồi các công trình Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành - cổng - bình phong và tôn tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Qua đó, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới.

Cụ thể, đối với công trình Điện Hòa Khiêm, sẽ tu bổ, gia cường nền móng bó vỉa, bậc cấp, chân tảng đá thanh, phục hồi nền lát gạch, bảo quản chống ẩm và chống mối nền; tu bổ tường xây theo hiện trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, ván vách, cửa, liên ba, sàn gỗ và các chi tiết gỗ bằng gỗ nhóm II; phục hồi mái lợp ngói âm dương Hoàng lưu ly, bờ nóc, bờ quyết ô hộc, phục hồi các con giống bằng pháp lam; tu bổ án thờ, tủ thờ và đồ nội thất, điện chiếu sáng...

Đối với Minh Khiêm Đường, dự án cũng sẽ tu bổ, gia cường và cân chỉnh nền móng bó vỉa, bậc cấp, chân tảng đá thanh; phục hồi nền lát gạch Bát Tràng theo hiện trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, cửa, chi tiết cấu kiện gỗ; phục hồi mái lợp ngói liệt men xanh, bờ nóc, bờ quyết ô hộc gắn gạch gốm tráng men, phục hồi con giống bả màu truyền thống. Tu bổ, phục hồi đồ nội thất phục vụ vụ trưng bày và tái hiện không gian; tôn tạo hệ thống điện, đèn và chiếu sáng nghệ thuật phục vụ biểu diễn nhạc truyền thống.

Dự án cũng tu bổ, phục hồi công trình Ôn Khiêm Đường ở các hạng mục nền móng, tường, hệ khung gỗ, cửa, hệ mái; phục hồi đồ nội thất cho trưng bày và tái hiện không, tôn tạo hệ thống đèn điện chiếu sáng ở nội thất.

La thành, cổng (Vụ Khiêm Môn) và bình phong cũng được tu bổ, gia cường và phục hồi la thành xây bằng gạch vồ, mặt ngoài trát vữa bả màu truyền thống; tu bổ khối xây cổng và bình phong của Vụ Khiêm Môn bằng gạch vồ, tô trát và bả màu truyền thống, ô hộc ốp gạch gốm tráng men. Đồng thời sẽ phục hồi, trang bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các điểm di tích và không gian kết nối...

Theo kế hoạch, công tác trùng tu di tích tại lăng Tự Đức sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2027, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có thông báo đến các đơn vị lữ hành, cộng đồng du khách để nắm thông tin và lựa chọn hành trình tham quan phù hợp khi đến lăng Tự Đức.

Pháp lý xây dựng

Tăng cường quản lý, phát huy giá trị di tích khởi nghĩa Bà Triệu

Ngày 7.7, tại xã Tân Ninh, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử tâm linh đặc biệt của vùng đất linh thiêng nơi phát tích cuộc khởi nghĩa hào hùng do Bà Triệu lãnh đạo.

Quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Gỗ và hành trình bảo tồn di sản kiến trúc

Là vật liệu gắn bó mật thiết với truyền thống kiến trúc Việt Nam, gỗ không chỉ hiện diện như một chất liệu xây dựng – mà còn mang theo chiều sâu văn hóa, tâm hồn và cả những ký ức lịch sử. Trong bối cảnh bảo tồn di sản đang trở thành một thách thức, ngày 25/6, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra tọa đàm “Gỗ – Đôi bàn tay hay tâm hồn người thợ”.

Chùa Sa Leng - viên ngọc kiến trúc Khmer giữa lòng Trà Cú

Nằm trên Quốc lộ 54, thuộc ấp Chợ, xã Phước Hưng (Trà Cú, Trà Vinh), chùa Sa Leng hay còn gọi là Kompong Chrây – không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là bảo tàng sống của nghệ thuật kiến trúc và văn hóa Khmer Nam Bộ.

Về thăm đình cổ Mỹ Lương

Đình Mỹ Lương tọa lạc cạnh bờ sông Cái Cối (ấp Lương Nhơn, xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), không chỉ là một công trình kiến trúc tiêu biểu, mà còn là nơi lưu giữ ký ức văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Nam bộ thuở xưa. Đình Mỹ Lương cũng là vật chứng cho sự hình thành và phát triển của vùng đất Cái Bè nói riêng và Tiền Giang nói chung.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh