Nội thất, song cùng kiến trúc, tiến bước dài, đang đứng cả hai chân trong hiện đại hóa, quốc tế hơn và tìm kiếm cái riêng, như một lộ trình tự nhiên. Trong sự đẹp và sang lên của nội thất kiến trúc, không tài nào tránh khỏi sự nhận ra: Nền kiến trúc hôm nay, đặc biệt là nội thất, bộc lộ rõ ràng và thách thức, một hiện tượng xã hội, tạm gọi một cách khoa học là Chủ nghĩa Hình thức, nói nôm na là trào lưu phô trương. Cái đẹp bị lấn át bởi nhận thức thiên lệch về cái sang. Cái sang không tương thích với sự giàu lên của quốc gia và xã hội.
Để đánh giá tình hình lý luận và phê bình kiến trúc hiện nay, cần thiết nhấn mạnh những cảnh báo sau: Thiên nhiên và môi trường sinh thái – nhân văn bị xâm hại đến mức gào thét; Diện mạo và trật tự kiến trúc của các đô thị và xóm làng cũ đang bị tan vỡ; Trong khi đó diện mạo của các cấu trúc đô thị và dân cư mới thì nham nhở và bất định hình; Nơi nơi ngự trị áp đảo một nền kiến trúc đậm tính nghịch lý, nhìn vào hôm nay và tương lai thì ít, nhìn vào dĩ vãng không có nguồn gốc rõ ràng thì nhiều.
Mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn, ở mức độ khác nhau, đều cần đến lý luận và phê bình. Kiến trúc, với tư cách một lĩnh vực tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ các nhu cầu của xã hội và một nghệ thuật tạo nên cái đẹp cho công trình xây dựng và cho môi trường sống, càng cần đến những nền tảng lý luận và phê bình. Với đà phát triển mạnh mẽ của nền kiến trúc nước nhà trong thời gian qua, lý luận và phê bình đã có những chuyển biến. Để nhìn nhận đầy đủ hơn những chuyển biến đó, xin trình bày ở bài viết này nội dung “Sáng tạo kiến trúc trước các yêu cầu và thách thức mới”.
Ai muốn nhận diện nhanh Hà Nội, hãy lướt qua quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình. Ai muốn hiểu sâu Hà Nội, hãy dành công sức và thời gian tìm hiểu hai quận này. Ba Đình và Hoàn Kiếm hầu như sở hữu đầy đủ những mặt nổi trội, những cái riêng của Thủ đô.
Kiến trúc càng phát triển nhanh, mạnh và cao, càng đòi hỏi tri thức. Có hai con đường để tích lũy tri thức, - tự nhiên và bằng nghiên cứu. Tích lũy tự nhiên hình thành trong và qua quá trình phát triển, về bản chất là sự tích lũy những nhận biết và kinh nghiệm, mà sự vận dụng chúng thường dẫn tới những biểu hiện chủ quan, bảo thủ và quán tính.
Tích lũy bằng nghiên cứu, một mặt khai thác những chiêm nghiệm và kinh nghiệm, một mặt chủ động tiếp cận thực tiễn phát triển, sử dụng những phương pháp và công cụ khoa học để soi rọi và giải quyết những vấn đề mà thực tiễn ấy đặt ra nhằm mục đích tối cao của nó, - chủ động thúc đẩy sự vận động của thực tiễn.
Nghiên cứu, hễ đích thực là nó, bao giờ cũng dẫn tới sự kiến tạo những nền tảng, những trụ cột của tri thức, đồng thời bao giờ cũng mở ra và hướng tới những cục diện nảy sinh từ cuộc sống, lấy sự vận động của tư duy để bồi đắp cái nền tảng, cái mà ta gọi là hàn lâm.