5 giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Ngành xi măng Việt Nam

5 giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Ngành xi măng Việt Nam

(Vietnamarchi) - Trong bối cảnh Ngành xi măng Việt Nam đang có tỷ lệ phát thải lớn, chiếm gần 75% lượng phát thải của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Trước thực trạng đáng báo động trên, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đang không ngừng vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp và hành động cụ thể giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính (KNK).
17:49, 30/10/2024
R
Ông Dương Ngọc Trường - Trưởng Ban An toàn và môi trường, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) chia sẻ 5 giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” vừa được tổ chức ngày 25/10.

Tại VICEM, theo công cụ đo đạc báo cáo thẩm định MRV, phát thải trung bình cho sản xuất clinker trong vài năm gần đây ở mức 872 (827÷905) kg CO2/tấn clinker. Đối với xi măng, năm 2023 khoảng 617 (455÷792) kg CO2/tấn xi măng (PCB40 dân dụng) và 9 tháng đầu năm 2024 khoảng 610 (445÷786) kg CO2/tấn xi măng, đáp ứng mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam. Do vậy, để có thể đạt được những kết quả trên, VICEM đã chia sẻ 5 giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính như sau:

Một là, quản lý và kiểm soát mức phát thải KNK thông qua việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế nhận thức việc sử dụng nguyên liệu là nguồn phát thải KNK chủ đạo, do đó VICEM đã đưa ra mục tiêu sử dụng hiệu quả nguyên liệu không tái tạo. VICEM đã xây dựng chiến lược Phát triển bền vững và sản xuất Xanh từ năm 2018, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đều tiến tới mục tiêu của chiến lược đề ra. VICEM luôn đặt mục tiêu trọng tâm là giảm tối đa nhu cầu về nguyên liệu hóa thạch và tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế như bùn thải, chất thải công nghiệp thông thường, sử dụng tối đa các phi nguyên liệu khai thác, nhằm tăng tuổi thọ mỏ và giảm chi phí nguyên liệu cho sản xuất.

Tỷ lệ sử dụng bùn thải làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker trong các năm gần đây tại VICEM có xu hướng tăng dần từ 10% lên 19% (Vicem Bút Sơn) và được các công ty sản xuất xi măng VICEM tập trung triển khai hiệu quả chương trình này. Về việc kiểm soát phát thải KNK, năm 2019, VICEM đã kiểm soát lượng phát thải CO2 (trực tiếp và gián tiếp) theo tấn sản phẩm bằng phần mềm Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) nhằm quản lý kế hoạch thực hiện chiến lược Phát triển bền vững và sản xuất Xanh và hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng môi trường của VICEM. Trị số CO2 cho một tấn sản phẩm là thước đo trình độ quản lý sản xuất, là giá trị để đánh giá sự Phát triển bền vững và sản xuất Xanh VICEM.

Bên cạnh đó, hàng năm, VICEM luôn dành chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dây chuyền, đồng thời tối ưu hóa chế độ vận hành nhằm tiết kiệm năng lượng, hướng tới sản xuất xi măng có phát thải thấp, sớm tham gia vào kinh tế tuần hoàn, chung tay cùng xã hội xử lý vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Hai là, sử dụng hiệu quả nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tăng cường sử dụng nhiên liệu thay thế. VICEM luôn tối ưu hóa tiêu hao nhiệt cho sản xuất bằng các giải pháp sử dụng các vòi đốt hiệu quả để sử dụng than phẩm cấp thấp và làm kín hệ thống thông qua hoạt động cân bằng nhiệt cho từng dây chuyền. Tại một số nhà máy của VICEM (Vicem Bút Sơn; Vicem Sông Thao; Vicem Hoàng Mai; Nhà máy Bình Phước, Nhà máy Kiên Lương – Vicem Hà Tiên) đã thực hiện đồng xử lý chất thải trong lò nung làm nhiên liệu thay thế có tỷ lệ sử dụng rác thải công nghiệp thông thường thay thế than lên đến 30% nhu cầu nhiệt cho sản xuất clinker giúp giảm lượng tiêu thụ than, tối ưu hóa lợi ích kinh tế.

Đồng thời, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, từng bước đáp ứng kế hoạch theo lộ trình cam kết của Thủ tướng tại Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu COP 26 về giảm phát thải KNK.

Ba là, giảm tỷ lệ Clinker trong sản xuất xi măng. Đây là giải pháp cốt lõi để giảm cường độ phát thải KNK theo tấn xi măng. Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đang thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính bằng giải pháp tăng cường sử dụng tro, xỉ và thạch cao nhân tạo cho quá trình sản xuất. Việc giảm tỷ lệ clinker trong xi măng không chỉ giúp giảm lượng phát thải CO₂ cho sản xuất, mà còn góp phần xử lý các phế thải công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn đề tồn đọng chất thải từ ngành điện, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển.

Tại VICEM, tỷ lệ sử dụng tro xỉ làm phụ gia cho sản xuất xi măng trong năm 2023 đạt 10,7 % (tương đương 2,04 triệu tấn), 9 tháng đầu năm 2024 đạt 10,8 % (tương đương 1,45 triệu tấn). Mức tăng này cho thấy sự cải thiện tích cực và ổn định trong việc tích hợp tro xỉ vào sản xuất, phản ánh cam kết của VICEM trong việc giảm phát thải và thúc đẩy sản xuất xanh theo hướng bền vững.

Hiện nay, thạch cao tự nhiên được sử dụng trong ngành xi măng hoàn toàn nhập khẩu từ các quốc gia như Lào, Thái Lan và Trung Quốc (do Việt Nam không có mỏ thạch cao), riêng khối lượng thạch cao tự nhiên VICEM sử dụng khoảng 420.000 tấn/năm. Việc chuyển đổi sang sử dụng thạch cao nhân tạo (một phế phẩm của các ngành công nghiệp khác) đã mở ra cơ hội lớn giúp giảm chi phí sản xuất và tăng cường tính chủ động trong nguồn cung. Do đó, VICEM đã nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo thay cho thạch cao tự nhiên từ năm 2014. Đến nay, tỷ lệ sử dụng thạch cao nhân tạo toàn VICEM bình quân khoảng 42%. Một số đơn vị sử dụng thạch cao nhân tạo lên tới 100% như Vicem Sông Thao (năm 2023). Sản lượng thạch cao nhân tạo VICEM sử dụng tăng mạnh, từ 147.243 tấn vào năm 2022 lên 301.826 tấn trong năm 2023. Sự chuyển đổi này không chỉ tận dụng hiệu quả phụ phẩm công nghiệp mà còn khẳng định vai trò tiên phong của VICEM trong việc thúc đẩy sản xuất thân thiện với môi trường.

VICEM cũng tập trung nâng cao chất lượng clinker bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải tiến công nghệ. Qua đó, giảm được nhu cầu sử dụng clinker, góp phần giảm phát thải CO₂ cho quá trình sản xuất xi măng, thúc đẩy phát triển bền vững và sản xuất Xanh. VICEM đã nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm xi măng mới với tỷ lệ sử dụng clinker thấp (khoảng 50%) như MC25 và C91.

Bốn là, sử dụng nhiệt thừa để phát điện. Theo Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021÷2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/08/2020, đến hết năm 2025, 100% các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn Clinker/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa khí thải. Theo khảo sát, tính toán sơ bộ, các nhà máy sản xuất xi măng thuộc VICEM có khả năng lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt thừa để phát điện với công suất lên đến ≈ 70 MW. Việc đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt thừa để phát điện sẽ giúp các công ty sản xuất xi măng tự sản xuất điện khoảng 25-30% lượng điện có sản xuất, điều này có ý nghĩa về mặt kinh tế rất lớn trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao hiện nay. Đồng thời còn giảm áp lực về an ninh năng lượng điện Quốc gia, góp phần làm giảm phát thải KNK và bảo vệ môi trường.

Hiện nay các nhà máy xi măng thuộc VICEM đang tập trung đầu tư xây dựng các dự án tận dụng nhiệt điện thừa để phát điện, các dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2025. Riêng Vicem Bút Sơn, tổng sản lượng điện 9 tháng đầu năm 2024 là 92.059,8 kWh, tương đương đã phát từ 27% ÷ 30% nhu cầu điện cho sản xuất.

Năm là, thực hiện việc thu hồi CO2 từ khí thải lò nung để đáp ứng nhu cầu xã hội. Hiện nay, CO2 lỏng và rắn được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành công nghiệp (cơ khí, đóng tàu, kết cấu thép), chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống có Gas và sử dụng trong ngành Y tế. Nắm bắt được nhu cầu nêu trên, VICEM đang nghiên cứu, triển khai thử nghiệm dự án sản xuất hoặc thu hồi CO2 tại Nhà máy Bình Phước – Vicem Hà Tiên nhằm góp phần đem lại hiệu quả kinh tế và giảm phát thải ra môi trường.

Trên đây là 5 giải pháp mà VICEM đã triển khai để thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK cho quá trình sản xuất xi măng…trong thời gian tới, VICEM vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi và thực hiện chiến lược Phát triển bền vững và sản xuất xanh của mình và có những giải pháp cụ thể để giảm phát thải KNK, tạo ra các tín chỉ để sớm tham gia vào thị trường carbon trong nước và xâm nhập vào nền kinh tế tuần hoàn, hiệu quả.

Pháp lý xây dựng

Bảo tàng trong kỷ nguyên số: Cuộc cách mạng về trải nghiệm

Trong những năm gần đây, kiến trúc bảo tàng đã trải qua những biến đổi mang tính cách mạng. Những không gian trưng bày truyền thống, vốn thường bị gán mác "tĩnh lặng" và "một chiều", giờ đây đã lột xác ngoạn mục, biến thành những điểm đến văn hóa sôi động với vô vàn trải nghiệm tương tác độc đáo.

Áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững ngành xi măng tại Việt Nam

Tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng vừa tổ chức tại Hà Nội, TS. Hoàng Hữu Tân - Phó Vụ trưởng Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã trình bày tham luận “Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” nhằm xác định một số mục tiêu, định hướng, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để phát triển ngành xi măng Việt Nam trong giai đoạn tới.

Gợi mở chính sách cùng doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân Carbon

Sáng 25/10, tại Bộ Xây dựng, Tạp chí Xây dựng đã tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân Carbon”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan chuyên môn đến từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường… Hội thảo được điều phối bởi TS Phan Hữu Duy Quốc - Uỷ viên Hội đồng khoa học Tạp chí Xây dựng.

10 ứng dụng để công việc kiến trúc tươi mới và năng suất

Trong kỷ nguyên số với sự phát triển không ngừng của điện thoại và máy tính bảng, các ứng dụng phục vụ cho thiết kế và kiến trúc cũng không ngừng đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại.

Thép giá rẻ của Trung Quốc tiếp tục gây sức ép lên thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu, Trung Quốc nhanh chóng tăng xuất khẩu thép sang nhiều thị trường khu vực trong hai năm qua, bất chấp nguy cơ làm gia tăng bất đồng thương mại

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi