Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, công trình kiến trúc gần 130 tuổi ở Ninh Bình lợp ngói mới

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, công trình kiến trúc gần 130 tuổi ở Ninh Bình lợp ngói mới

Mái ngói cũ tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện nhiều viên bị gãy, ngói nặng gây hiện tượng mỏi mái, không ngả màu rêu phong...đang được thay thế bằng loại ngói mới làm thủ công truyền thống nhẹ hơn, phù hợp với công trình kiến trúc gần 130 tuổi.
18:18, 20/03/2025

Bảo vệ công trình kiến trúc cổ gần 130 tuổi trên đất Ninh Bình

Nhà thờ Phát Diệm, hay còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). 

Đây là một trong những công trình kiến trúc Công giáo độc đáo bậc nhất Việt Nam, được xây dựng từ năm 1875 đến 1899 dưới sự chủ trì của Linh mục Phêrô Trần Lục (cụ Sáu).

 

Nhà thờ Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) công trình gần 130 tuổi (Ảnh: VT).

Được biết, công trình này kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây và truyền thống đình chùa Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng, vừa cổ kính vừa trang nghiêm.

Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm nhiều viên ngói bị nứt gãy gây thấm dột, nói nặng dẫn đến hiện tượng mỏi mái,... nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình gần 130 tuổi.

Một phần mái ngói mới đã hoàn thiện. Ảnh: LH
Một phần mái ngói mới đã hoàn thiện (Ảnh: LH).
Dùng máy tời đưa ngói lên cao nhằm giảm sức lao động. Ảnh: LH
Dùng máy tời đưa ngói lên cao nhằm giảm sức lao động (Ảnh: LH).
Thời gian sửa chữa các hạng mục tại nhà thờ Phát Diệm dự kiến hai tháng. Ảnh: Lh
Thời gian sửa chữa các hạng mục tại nhà thờ Phát Diệm dự kiến hai tháng (Ảnh: Lh).

Ngoài ra, tại Tòa Giám mục Phát Diệm còn tiến hành các hạng mục sửa chữa khác như: Lắp dựng hàng rào bằng đá tại lối vào cổng chính, chỉnh trang hang đá Đức Mẹ.

Việc trùng tu lần này cần thiết để bảo vệ công trình trước sự tác động của thời gian, thiên tai và biến đổi khí hậu, nhằm duy trì vẻ đẹp và giá trị của một kiệt tác kiến trúc Công giáo độc đáo.

Phù hợp với kiến trúc cổ

Quan sát, từ phía cuối nhà thờ chính tòa Phát Diệm, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa lớp ngói mới và cũ. Trên cao những người thợ đang tỉ mỉ lợp từng viên ngói đỏ sao cho đồng nhất.

Bình quân mỗi ngày nhóm thợ chỉ hoàn thiện khoảng 30 m2 ngói (Ảnh: LH).
Số ngói cũ được hạ xuống để giảm trọng lực cho công trình gần 130 tuổi (Ảnh: HL).
Số ngói cũ được hạ xuống để giảm trọng lực cho công trình gần 130 tuổi (Ảnh: HL).
Ngói mới lấy từ tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với kiến trúc cổ (Ảnh: LH).
Ngói mới lấy từ tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với kiến trúc cổ (Ảnh: LH).

Qua tìm hiểu, mỗi 1 viên ngói cũ nặng trung bình 2,7 kg, tính tổng trọng lượng số ngói từng lợp ở nhà thờ chính tòa Phát Diệm (tỉnh Ninh Bình) ước hơn 440 tấn.

Còn loại ngói mới thay thế được đúc thủ công truyền thống, lấy từ tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi viên nặng trung bình 1,5 kg, ước tính nhà thờ chính tòa Phát Diệm cần 165.000 viên ngói mới. Thời gian sửa chữa dự kiến hai tháng, hoàn thiện vào cuối tháng 4.

Du khách tham quan nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình (Ảnh: LH).
Du khách tham quan nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình (Ảnh: LH).

Quần thể nhà thờ rộng hơn 22 ha, bao gồm nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ, ao hồ, tượng đài, phương đình (tháp chuông) và ba hang đá nhân tạo.

Đặc biệt, toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá và gỗ lim quý, với những phiến đá lớn nặng tới hàng chục tấn được vận chuyển từ Thanh Hóa, Nghệ An và các vùng lân cận.

Công trình kiến trúc Công giáo độc đáo bậc nhất Việt Nam (Ảnh: LH).
Công trình kiến trúc Công giáo độc đáo bậc nhất Việt Nam (Ảnh: LH).

Điểm nhấn trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm chính là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Các hạng mục trong khuôn viên được bố trí theo bố cục chữ "Vương" với hồ nước phía trước và núi phía sau theo quan niệm phong thủy Á Đông.

Năm 1988, quần thể nhà thờ Phát Diệm được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Tỉnh Ninh Bình đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.

https://danviet.vn/nha-tho-chinh-toa-phat-diem-cong-trinh-kien-truc-gan-130-tuoi-o-ninh-binh-lop-ngoi-moi-20250318221217129.htm

Pháp lý xây dựng

Chùa Bửu Minh - Dấu ấn giữa đại ngàn Tây Nguyên

Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.

Ngắm 11 công trình kiến trúc nổi bật của TP.HCM 50 năm qua

Tác phẩm văn học nghệ thuật đề cử lĩnh vực kiến trúc có 11 công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM, trong đó có những công trình mới toanh như Nhà Thiếu nhi thành phố, Nhà Văn hóa sinh viên thành phố.

Hà Nội: Xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố tại quận Hoàng Mai, Long Biên, huyện Mỹ Đức, huyện Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.

Đình Đại Phùng chuẩn bị đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Theo đó, vào ngày 15/2/2025 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ) sắp tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Nét kiến trúc thuần Việt của di tích Quốc gia đặc biệt đền Xám

Đền Xám được xây dựng trên đất ngôi sinh từ của Tướng quân Trần Lãm, hiện còn lưu giữ được vẻ đẹp kiến trúc thuần Việt cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi