Ngắm 11 công trình kiến trúc nổi bật của TP.HCM 50 năm qua

Ngắm 11 công trình kiến trúc nổi bật của TP.HCM 50 năm qua

Tác phẩm văn học nghệ thuật đề cử lĩnh vực kiến trúc có 11 công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM, trong đó có những công trình mới toanh như Nhà Thiếu nhi thành phố, Nhà Văn hóa sinh viên thành phố.
17:05, 18/03/2025
Nhà Văn hóa sinh viên tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM
Nhà Văn hóa sinh viên tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đa số các đề cử lĩnh vực kiến trúc là những công trình kiến trúc nổi tiếng, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và sự phát triển của TP.HCM.

Đây còn là những điểm đến thú vị thu hút du khách trong và ngoài nước như: Đền tưởng niệm Vua Hùng TP.HCM, đền tưởng niệm Bến Dược (Củ Chi).

Đó còn là các cơ quan, đơn vị như: Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM (VOH), Kho bạc Nhà nước TP.HCM, Nhà Thiếu nhi TP.HCM, Nhà Văn hóa sinh viên TP.HCM hay Nhà hát Hòa Bình - địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn của TP.HCM...

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu có 4 công trình kiến trúc được đề cử

Nguyễn Trường Lưu là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng của Việt Nam, hiện là chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM.

Ông là "cha đẻ" của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng tại TP.HCM như: Đền tưởng niệm Vua Hùng TP.HCM, Đài truyền hình TP.HCM, Kho bạc Nhà nước TP.HCM, Nhà Thiếu nhi và quần thể công trình Nhà Thiếu nhi TP.HCM…

Đây cũng là 4/11 công trình kiến trúc được đề cử lĩnh vực kiến trúc.

Đền tưởng niệm Vua Hùng thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400ha, thuộc thành phố Thủ Đức, TP.HCM.

Công trình này hoàn thành năm 2009 gồm 4 phần chính: quảng trường, đường tre, đền thờ và sân vọng.

Một trong những điểm nhấn của công trình là quảng trường rộng 4.000m2, nền mô phỏng mặt trống đồng Đông Sơn. 9 cột đá cao 6m ở hai bên quảng trường tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Công trình kiến trúc còn mang ý tưởng nghệ thuật, độc đáo trong giải pháp kiến trúc và đạt hiệu quả sử dụng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Công tình này giúp kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đoạt giải thưởng Nhà nước; giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM 5 năm lần thứ nhất (giải đặc biệt); giải thưởng Kiến trúc quốc gia (giải nhì).

Đền tưởng niệm Vua Hùng TP.HCM thu hút đông đảo người dân vào các dịp lễ lớn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kho bạc nhà nước TP.HCM cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.

Công trình kiến trúc nằm ngay phía sau tòa nhà cũ theo phong cách kiến trúc thuộc địa. Kiến trúc công trình tiêu biểu cho kiến trúc hiện đại Việt Nam, phương cách biểu hiện hình thái kiến trúc bằng những giải pháp công nghệ hiện đại.

Đài truyền hình TP.HCM - công trình kiến trúc có sức lan tỏa được kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu thiết kế. Công trình này từng nhận giải nhì Giải thưởng kiến trúc quốc gia.

Tòa nhà Đài truyền hình TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Tòa nhà Đài truyền hình TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Kho bạc Nhà nước TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Nhà thiếu nhi và quần thể công trình Nhà Thiếu nhi TP.HCM cũng là thiết kế mới của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.

Công trình này mang dáng dấp hiện đại, tiện lợi và trang nhã. Ý tưởng công trình tạo hình khối được lấy từ hình tượng mầm cây, tổ chim và cánh diều đang bay.

Năm 2018, công trình vinh dự nhận được Giải thưởng kiến trúc quốc gia (giải bạc).

Cùng đó là nhiều giải thưởng khác như: Giải thưởng Văn học nghệ thuật Việt Nam (giải thưởng cho tác giả là hội viên các hội ngành văn học nghệ thuật chuyên trung ương); Giải thưởng sáng tạo TP.HCM (giải nhì); Giải thưởng kiến trúc TP.HCM (giải bạc).

Nhà Thiếu nhi và quần thể Nhà Thiếu nhi TP.HCM (quận 3) - Ảnh: THANH HIỆP
Nhà Thiếu nhi và quần thể Nhà Thiếu nhi TP.HCM (quận 3) - Ảnh: THANH HIỆP
Nhà Thiếu nhi và quần thể Nhà Thiếu nhi TP.HCM đoạt nhiều giải thưởng kiến trúc - Ảnh: THANH HIỆP
Nhà Thiếu nhi và quần thể Nhà Thiếu nhi TP.HCM đoạt nhiều giải thưởng kiến trúc - Ảnh: THANH HIỆP
Nhà Thiếu nhi và quần thể công trình Nhà Thiếu nhi TP.HCM ban đêm - Ảnh: BTC
Nhà Thiếu nhi và quần thể công trình Nhà Thiếu nhi TP.HCM ban đêm - Ảnh: BTC

 

Nhà hát Hòa Bình, Nhà Văn hóa sinh viên TP.HCM vào đề cử

Nhà hát Hòa Bình (quận 10) là một trong những công trình điểm nhấn cho thành phố trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới của thành phố.

Không gian khán phòng rộng, thoáng đãng cùng hệ thống sân khấu hiện đại. Nhà hát có sức chứa hơn 2.000 chỗ ngồi, là nơi được chọn tổ chức các chương trình nghệ thuật và các sự kiện có quy mô lớn.

Nhà hát Hòa Bình (quận 10) hiện đang trong giai đoạn sửa chữa - Ảnh: THANH HIỆP
Nhà hát Hòa Bình (quận 10) hiện đang trong giai đoạn sửa chữa - Ảnh: THANH HIỆP

Nhà Văn hóa sinh viên TP.HCM là đơn vị tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên.

Ngày 17-10-2002, Nhà Văn hóa sinh viên được thành lập theo quyết định của UBND TP.HCM. Đến năm 2006 Nhà Văn hóa sinh viên khánh thành trụ sở riêng tại 643 Điện Biên Phủ, phường 1, quận 3.

Năm 2019 Nhà Văn hóa sinh viên xây dựng thêm cơ sở mới trong khuôn viên hơn 3ha, đặt tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

Công trình kiến trúc này do kiến trúc sư Nguyễn Trung Kiên đảm nhận thiết kế.

Công trình là biểu tượng cho năng lượng sáng tạo của thế hệ trẻ thông qua hình thức kiến trúc sử dụng những đường nét truyền thống đặt trong bối cảnh khu đô thị hiện đại. Công trình này từng đoạt giải bạc Giải thưởng kiến trúc TP.HCM.

Nhà Văn hóa sinh viên TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhà Văn hóa sinh viên TP.HCM về đêm - Ảnh: BTC
Nhà Văn hóa sinh viên TP.HCM về đêm - Ảnh: BTC

Thêm một công trình kiến trúc nữa được đề cử bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật nổi bật của TP.HCM là đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi của kiến trúc sư Khương Văn Mười.

Công trình này nằm trong không gian của địa đạo Củ Chi. Đền Bến Dược được thiết kế với mái cong cùng những họa tiết, hoa văn được cách điệu từ những ngôi đình, đền của làng Việt truyền thống

Đền tưởng niệm Bến Dược là nơi ghi công, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì đất nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công trình này đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật TP.HCM (năm 1995 - 1996).

Đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi nhìn từ trên cao - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi nhìn từ trên cao - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngoài ra, trong top 11 tác phẩm văn học nghệ thuật đề cử lĩnh vực kiến trúc còn có: Trường THCS Nguyễn Văn Tố (kiến trúc sư Đồng Viết Thái), Trung tâm hành chính quận 10, TP.HCM (kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất), Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM (kiến trúc sư Trần Kim Tấn), tòa nhà Artex Saigon Building (kiến trúc sư Trần Khánh Trung).

Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10, TP.HCM) - Ảnh: THANH HIỆP
Trung tâm hành chính quận 10, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Trung tâm hành chính quận 10, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Tòa nhà Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Tòa nhà Artex Saigon Building nằm tại quận 1, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Tòa nhà Artex Saigon Building nằm tại quận 1, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP

 

https://tuoitre.vn/ngam-11-cong-trinh-kien-truc-noi-bat-cua-tp-hcm-50-nam-qua-20250318085904449.htm?gidzl=W8W592rmI462b08ZA6nBJuUJ12etQaTCdPO4AM4vJnt7aWPuEs4P59VFLtKnP1WJp9fL83UUodjLB79CGG

Pháp lý xây dựng

Chùa Bửu Minh - Dấu ấn giữa đại ngàn Tây Nguyên

Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, công trình kiến trúc gần 130 tuổi ở Ninh Bình lợp ngói mới

Mái ngói cũ tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện nhiều viên bị gãy, ngói nặng gây hiện tượng mỏi mái, không ngả màu rêu phong...đang được thay thế bằng loại ngói mới làm thủ công truyền thống nhẹ hơn, phù hợp với công trình kiến trúc gần 130 tuổi.

Hà Nội: Xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố tại quận Hoàng Mai, Long Biên, huyện Mỹ Đức, huyện Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.

Đình Đại Phùng chuẩn bị đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Theo đó, vào ngày 15/2/2025 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ) sắp tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Nét kiến trúc thuần Việt của di tích Quốc gia đặc biệt đền Xám

Đền Xám được xây dựng trên đất ngôi sinh từ của Tướng quân Trần Lãm, hiện còn lưu giữ được vẻ đẹp kiến trúc thuần Việt cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi