Chùa Bửu Minh - Dấu ấn giữa đại ngàn Tây Nguyên

Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.
16:12, 28/03/2025

Đầu đao mái chùa, mái tháp mềm mại như con thuyền độc mộc, kiến trúc bằng bê tông cốt thép hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện 520m2, cao 47.25m, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây Nguyên. Ảnh: Chu Thế Dũng

Mặt trước chùa Bửu Minh  hướng Tây nhìn về Hồ T’nưng hay còn gọi là Biển Hồ Pleiku hoặc hồ Ea Nueng. Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ với mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung.

Đặc biệt, chùa chỉ có một đòn dông duy nhất, một mái trước và một mái sau dốc đến 45 độ, tạo dáng cao vút và thanh thoát như mái nhà rông Tây Nguyên. Chiều cao từ nền chánh điện đến đỉnh tháp hơn 47m, được xem là một trong số ít những ngôi chùa có đỉnh mái cao ở Việt Nam. Các góc mái của 3 tầng tháp có những con rồng được làm tinh xảo. Phần cong tại các góc mái vươn dài ra hơn 3m, được gắn kết hình cá rồng theo mô típ của chùa Một Cột và đầu rồng theo mô típ chùa Tây Phương ở Hà Nội.

Chùa Bửu Minh có kiến trúc rất độc đáo

Chánh điện rộng 520m2 nền vách được phối bởi màu sắc phù hợp, tạo cảm giác ấm cúng và sự trang nghiêm khi vào lễ. Riêng trung tâm của chánh điện là tượng Phật Thích Ca ngồi (bằng đá trắng cao 3m). Vách sau lưng tượng được thiết kế một con rồng uốn mình vươn lên, miệng ngậm chiếc “bảo cái” (như lộng che) trên đầu Phật.

Hòa thượng Thích Giác Tâm là người sinh ra lớn lên, trưởng thành tại chính vùng đất này, xuất gia vào tu học tại chùa Bửu Minh từ năm 1969, trụ trì chùa từ năm 1989 đến nay. Theo Hòa thượng Thích Giác Tâm, Sơn Hải miếu được xây dựng chính tại vị trí hiện nay từ xưa. Trước kia, miếu được xây bằng gạch lợp ngói, diện tích chừng 12m2, bức hoành phi và các liễn đối được treo trong miếu lâu đời, đặc biệt trong miếu còn thờ 1 pho tượng Chàm cao hơn 18cm bằng đá sa thạch.

Với những dấu ấn mang phong cách riêng, kiến trúc của chùa Bửu Minh chính là sự kết hợp giữa hiện đại mà không mất đi phần cổ kính

Chùa Bửu Minh vốn là một am nhỏ thuộc xóm Cỏ May cách vị trí hiện tại gần 2km, nay là khu đập tràn thủy lợi xã Nghĩa Hưng. Am do những công nhân người Kinh từ vùng duyên hải lên đồn điền chè Biển Hồ lập ra phục vụ nhu cầu tâm linh. Sau đó, dân làng xin chủ đồn điền người Pháp cho mở rộng quy mô xây thành “chùa Phật Học”. Theo trí nhớ của Hòa thượng Thích Giác Tâm, 2 cột của ngôi chùa này từng có câu đối viết bằng sơn trên nền xi măng theo lối khoán thủ, tức lấy chữ “Phật” và chữ “Học” để mở đầu. Khoảng năm 1959-1961, chùa Phật Học được xây lại, dời về vị trí hiện nay, đổi tên thành chùa Bửu Minh theo tổ đình Bửu Thắng ở Pleiku.

Chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Ảnh: Huy Tịnh

Những văn tự cổ xưa nhất tại chùa Bửu Minh hiện được lưu giữ trong “Sơn Hải miếu” bên cạnh chánh điện, gồm 1 tấm hoành phi và 2 cặp liễn đối sơn son thếp vàng. Đây là những hiện vật gắn với lịch sử phát triển của ngôi chùa cũng như vùng đất này. Qua gần 1 thế kỷ, nhiều nét chữ đã phai mờ theo thời gian, dù đã qua nhiều lần được sơn quét lại song vẫn không che lấp được vẻ đẹp sắc sảo và trang nghiêm vốn có.

Theo Thanh Phong/baodantoc.vn

https://baodantoc.vn/chua-buu-minh-dau-an-giua-dai-ngan-tay-nguyen-1742531190955.htm

Pháp lý xây dựng

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, công trình kiến trúc gần 130 tuổi ở Ninh Bình lợp ngói mới

Mái ngói cũ tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện nhiều viên bị gãy, ngói nặng gây hiện tượng mỏi mái, không ngả màu rêu phong...đang được thay thế bằng loại ngói mới làm thủ công truyền thống nhẹ hơn, phù hợp với công trình kiến trúc gần 130 tuổi.

Ngắm 11 công trình kiến trúc nổi bật của TP.HCM 50 năm qua

Tác phẩm văn học nghệ thuật đề cử lĩnh vực kiến trúc có 11 công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM, trong đó có những công trình mới toanh như Nhà Thiếu nhi thành phố, Nhà Văn hóa sinh viên thành phố.

Hà Nội: Xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố tại quận Hoàng Mai, Long Biên, huyện Mỹ Đức, huyện Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.

Đình Đại Phùng chuẩn bị đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Theo đó, vào ngày 15/2/2025 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ) sắp tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Nét kiến trúc thuần Việt của di tích Quốc gia đặc biệt đền Xám

Đền Xám được xây dựng trên đất ngôi sinh từ của Tướng quân Trần Lãm, hiện còn lưu giữ được vẻ đẹp kiến trúc thuần Việt cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi