Hà Nội: Xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

(Vietnamarchi) - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố tại quận Hoàng Mai, Long Biên, huyện Mỹ Đức, huyện Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.
10:47, 04/03/2025

UBND TP Hà Nội giao UBND quận Hoàng Mai, quận Long Biên, huyện Mỹ Đức, huyện Hoài Đức, thị xã Sơn Tây chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới, triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền cũng như quy định pháp luật hiện hành.

UBND các xã, phường nơi có di tích ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích; hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định của TP.

Đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt phải được phép của UBND TP.

Các di tích được xếp hạng gồm: Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; di tích lịch sử văn hóa đình Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên; di tích lịch sử văn hóa đền Rừng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên;

Di tích lịch sử văn hóa chùa Cống Sở (Linh Tâm tự), xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử văn hóa đền Tổng Trinh Tiết, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức; di tích Lịch sử văn hóa chùa Trinh Tiết (Hương Phúc tự), xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức;

Di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Thôn Thọ (Trùng Quang tự), xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử văn hóa đình Phú Yên, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử - nghệ thuật đình Lê Xá, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử văn hóa chùa Bảo Tháp (chùa Hống), thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Ngọc Tân (Ngọc Tân tự), xã Yên Sở, huyện Hoài Đức;

Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Đức Tiên Chúa, xã Đông La, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử văn hóa quán Hạ (quán Vải), xã Vân Côn, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử - nghệ thuật đình Quế Dương, chùa Phổ Am, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Tây Vị (Linh Sơn tự), xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây; di tích lịch sử - nghệ thuật đình Tây Vị, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây.

Pháp lý xây dựng

Chùa Bửu Minh - Dấu ấn giữa đại ngàn Tây Nguyên

Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, công trình kiến trúc gần 130 tuổi ở Ninh Bình lợp ngói mới

Mái ngói cũ tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện nhiều viên bị gãy, ngói nặng gây hiện tượng mỏi mái, không ngả màu rêu phong...đang được thay thế bằng loại ngói mới làm thủ công truyền thống nhẹ hơn, phù hợp với công trình kiến trúc gần 130 tuổi.

Ngắm 11 công trình kiến trúc nổi bật của TP.HCM 50 năm qua

Tác phẩm văn học nghệ thuật đề cử lĩnh vực kiến trúc có 11 công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM, trong đó có những công trình mới toanh như Nhà Thiếu nhi thành phố, Nhà Văn hóa sinh viên thành phố.

Đình Đại Phùng chuẩn bị đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Theo đó, vào ngày 15/2/2025 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ) sắp tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Nét kiến trúc thuần Việt của di tích Quốc gia đặc biệt đền Xám

Đền Xám được xây dựng trên đất ngôi sinh từ của Tướng quân Trần Lãm, hiện còn lưu giữ được vẻ đẹp kiến trúc thuần Việt cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi