Nhà hàng Baba Yaga/Duoitancay Concept

Nhà hàng Baba Yaga/Duoitancay Concept

(Vietnamarchi) - (Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Thoả hồn cùng làn gió - Giữa dòng người, dòng xe tấp nập, giữa các bộn bề công việc hằng ngày. Ai trong chúng ta đều muốn cho mình 1 nơi để thoả mãn nhưng cảm xúc vui, buồn cùng gia đình hay những người bạn tri kỹ. Và nhà hàng Baba Yaga là một nơi mà các thực khách sẽ chọn để gởi gắm các cảm xúc ấy.
14:03, 19/11/2024

Địa điểm: Đà Nẵng

Đơn vị thiết kế và thi công: Duoitancay Concept

KTS chủ trì: Ngô Đức Dự

Diện tích: 436m2

Năm hoàn thành: 2024

Ảnh: Quang Trần

Công trình mang cho mình 1 nét kiến trúc hài hoà thuần mộc, hình khối ấn tượng, đan xen với màu xanh của cây cối. Có thể nói nhà hàng Baba Yaga là công trình điểm nhấn ấn tượng tại giao lộ huyết mạch và tuyến phố đi bộ của thành phố Đà Nẵng. Đó là kết quả của sự tôn trọng, sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa yếu tố: Con người - Thiên nhiên - Kiến trúc. 

Khi tiếp xúc với chủ đầu tư, anh ấy là 1 người có gu khá mạnh về mỹ thuật, thích cây cối, sát sao. Với nhu cầu cải tạo thành nhà hàng ăn uống. Yêu cầu công trình phải tạo được điểm nhấn, hài hoà, tối ưu công năng sử dụng và chi phí đầu tư từ hiện trạng sẵn có là nhà hàng 2 tầng với khung kết cấu sắt tiền chế.

Công năng được bố trí rõ ràng, mạch lạc. Không gian chung nhà hàng và sân vườn được bố trí tầng 1 với không gian mở, tạo sự gần gũi giữa thực khách với dòng người trên tuyến phố đi bộ. Tầng 2 được bố trí với 4 phòng tiếp khách riêng biệt với từng công suất khác nhau. Và 1 khu nhà hàng đầy sự lãng mạn, ở đây thực khách nhìn bao trọn toàn cảnh khu phố, dòng sông và những cây cầu. Giữa nhà hàng là 1 khoảng thông tầng lớn, với khoảng cây xanh tạo sự gắn kết không gian giữa 2 tầng, tạo sự đối lưu luồng gió của công trình. 

Khu đất 2 mặt tiếp giáp với hướng chính Tây và chính Nam. Để khắc phục hướng nắng, nhưng phải đảm bảo sự thông thoáng, gần gũi, an toàn. Đơn vị thiết kế sau khi tận dụng lại hệ khung kết cấu của hiện trạng đã tạo lên một lớp bao che bằng cây lá tràm chạy theo mặt thoáng của nhà hàng giúp công trình trở nên riêng tư hơn và đặc biệt là đan xen cây xanh lớn giúp giảm thiểu tiếng ồn, bụi đường phố, tác động của khí hậu.

Công trình đặc biệt sử dụng các vật liệu tái chế, gần gũi, đầy mộc mạc, thân thiện môi trường: Cây lá tràm, gỗ bìa, thân trụ trồng cây tiêu. Qua đó muốn gởi đến thông điệp: "Sẽ giá trị nếu ta đặt đúng vị trí".

Sự kết hợp giữa nhuần nhuyễn giữa công năng, hình khối, màu sắc, vật liệu và cây xanh giúp công trình tạo nên được nét kiến trúc riêng, hài hoà, mang đậm yếu tố văn hoá góp phần làm đẹp, hấp dẫn thêm cho khu phố.

Pháp lý xây dựng

Tan Coffee/Son Studio

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Từ ý tưởng ban đầu về một nhà máy bỏ hoang, KTS đã tháo dỡ kết cấu cũ và thay thế bằng kết cấu thép và bê tông, ngoại trừ ngôi nhà phía trước có trần bê tông và tường cũ vẫn còn nguyên vẹn. Mái tôn của ngôi nhà giữa được nâng lên để tạo cảm giác "một nhà máy". Các trụ bê tông lớn được sử dụng để phân chia không gian và các cửa sổ lớn để đón ánh sáng và gió vào. Một khu vườn trong nhà giúp giảm bớt hình ảnh nặng nề của bê tông và thép.

Trung tâm triển lãm nghệ thuật Sơn Trà/Hồ Khuê Architects

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Trung tâm triển lãm nghệ thuật Sơn Trà vừa là không gian công cộng vừa là biểu tượng văn hóa mới. Dự án được thiết kế như một công viên đi bộ trên cao và không gian triển lãm. Nó giống như một chú chim cánh xanh bay lượn trên khu liên hợp thể thao trung tâm, kết hợp thiên nhiên và nghệ thuật giữa lòng thành phố. Thiết kế đa năng của nó hoàn hảo cho những bức ảnh và kỷ niệm.

Tọa đàm: Giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật”

Chiều 11/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Tạp chí Kiến trúc tổ chức Tọa đàm, giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật”…

DeHue Coffee/son.studio

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) DeHue, được phát âm theo tiếng địa phương là "dề Huế", là một ngôi nhà gỗ đã được cải tạo thành một quán cà phê hiện đại trong khi vẫn giữ được kiến ​​trúc truyền thống của Huế. Những nỗ lực bảo tồn đã duy trì được hệ thống cột, dầm và mái ban đầu của ngôi nhà. Những thay đổi đáng chú ý bao gồm việc lắp đặt một quầy bar ở góc bên phải, thêm một mái hở để đón ánh sáng tự nhiên và sử dụng ốp đá trên các cột viền để tạo sự tương phản với ngôi nhà truyền thống.

Nhà hàng Rhythm of the Wood/MAS Architects

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Nhà hàng được xây dựng tại Sóc Sơn như một điểm đến cho du khách nghỉ ngơi và cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Được bao quanh bởi những cánh rừng thông lâu năm bên cạnh một dòng suối tự nhiên, thiết kế đòi hỏi sự tỉ mỉ để không phá vỡ cảnh quan hiện có. Nhiệm vụ thiết kế là tạo ra một công trình kiến ​​trúc được làm từ vật liệu địa phương, tạo ra một không gian gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn mới mẻ trong ngôn ngữ kiến ​​trúc và bền vững theo thời gian. Kiến trúc sư Đỗ Minh Thái (Mas Architects) và các cộng sự đã đưa ra giải pháp sử dụng chính những cây được trồng và chăm sóc trên mảnh đất đó để tạo nên tác phẩm "Nhịp điệu của gỗ" nhằm lưu giữ dấu ấn thời gian trên địa điểm xây dựng. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi