Người Hà Nội đổi thay cùng phố phường Hà Nội

Người Hà Nội đổi thay cùng phố phường Hà Nội

(Vietnamarchi) - Lịch sử của Thành phố do chính cư dân thành phố ấy làm nên và cũng chính họ xây dựng tương lai cho thành phố.
09:00, 05/02/2024

Từ quê ra phố

Cụ Trần ở làng Định Công nổi tiếng nghề đậu bạc, nhưng nhà cụ lại làm gò đồng. Năm 1902, cầu Long Biên khánh thành thì nhà máy Xe lửa Gia Lâm tuyển thợ, cụ Trần được nhận ngay. Có tay nghề tài khéo lại nhanh nhẹn, chăm chỉ, cụ Trần được cử đi theo bảo trì các đoàn tàu. Lương thợ không nhiều nhưng cũng đủ sống và mua được miếng đất xây nhà ở giữa làng. Cụ bà sinh ra trong gia đình buôn bán ở Hà Nội, khi đường sắt Hà Nội – Lào Cai được khai thông đã mở ra cơ hội giao thương giữa miền xuôi (sắn, vải vóc, hàng xén, đồ kim khí) và miền ngược (lâm, thổ sản), các bà chạy chợ, nhà buôn là những khách hàng tiềm năng của đường sắt.

Cụ Trần và cụ bà gặp nhau trên hành trình vượt khó đã chọn thị xã trung du nằm giữa miền xuôi, ngược làm nơi lập nghiệp. Các cụ mở cửa hàng buôn bán đồ đồng và lâm thổ sản giữa phố Vĩnh Yên. Tuyến đường sắt Hà Nội – Vĩnh Yên – Lào Cai kết nối lưu thông người và hàng hóa. Rời bỏ lũy tre làng, các cụ tham gia vào ngành công nghiệp tân tiến và giới doanh thương năng động. Song hành với phát triển với đường sắt là công nghệ điện tín/bưu điện: rút ngắn khoảng cách các vùng miền tại Việt Nam. Các cụ không chỉ sử dụng lợi thế dịch vụ này mà còn nhìn vào để hướng nghiệp cho con cháu.

Từ quê ra phố 

Từ thị dân thành công dân nước Việt Nam tự do – độc lập

Ông Bảng, con trai duy nhất nhà cụ Trần được đi học chữ Tây tại Vĩnh Yên và gửi về Hà Nội học trường Thăng Long (có ông Võ Nguyên Giáp dạy ở đó), để học và thi đỗ Tú tài. Năm 1941, cụ Trần thu xếp để ông Bảng được vào làm tại Bưu Điện Hà Nội, cả nhà cùng về Hà Nội sinh sống. Ông Bảng là thành viên Tổng hội viên chức nên tham gia mít tinh tại Nhà Hát Lớn, sau đó trở thành cuộc tuần hành cướp chính quyền về tay Nhân Dân (19/8/1945). Sáng sớm ngày 2/9/1945, cả nhà cụ Trần tới quảng trường Ba Đình để nghe Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hàng ngày sau giờ làm, ông Bảng được Việt Minh phân công phụ trách Đội Nhi đồng cứu quốc khu phố Mai Hắc Đế, dẫn đội Nhi đồng tới Bắc Bộ Phủ chúc mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1946). Năm 1971, ông Nhữ Đình Nguyên (nghệ sĩ hóa trang cho diễn viên đầu tiên đóng vai Bác Hồ) – là cựu đội viên đội Nhi đồng tới thăm ông Bảng - anh phụ trách đội Nhi đồng, ôn lại kỷ niệm tuổi thơ Hà Nội 1946, lớn lên thành những chiến sĩ, bác sĩ, nghệ sĩ tham gia bảo vệ, xây dựng nước Việt Nam mới.

Cuối năm 1946, Hà Nội rất căng thẳng, nhà cụ Trần tạm lánh lên Vĩnh Yên. Ông Bảng ở lại trong Đội tự vệ Bưu Điện. Đêm 22/12/1946, Cụ Hồ phát lênh toàn quốc kháng chiến, chống lại quân Pháp tái chiếm Hà Nội. Chiến sự tại Bắc Bộ Phủ rất ác liệt, tự vệ được lệnh trả lại trận địa cho Vệ Quốc Đoàn, ông Bảng bò qua mặt đường Đinh Tiên Hoàng, men theo mép nước hồ Gươm về chiến lũy đầu phố Hàng Đào và đi ra vùng tự do. Sau 9 năm kháng chiến gian khổ tại bưu điện Liên khu 10, tháng 9/1954 ông Bảng về Hà Nội nhận bàn giao ngành Bưu Điện, chuẩn bị cho tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), ông đảm trách Bưu điện Quốc tế. Sau ít năm, ông Bảng tốt nghiệp Kỹ sư Kinh tế - Đại học Nhân Dân (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) và phụ trách phòng Tài Vụ Bưu điện. Những năm không quân Mỹ đánh phá Hà Nội, nhà cụ Trần lại lên tàu hỏa, vượt cầu Long Biên về các vùng quê sơ tán. Ông Bảng ở lại Hà Nội với nhiệm vụ đảm bảo thông tin lưu thông suốt những năm bom đạn đỏ trời Hà Nội.

Từ thị dân thành công dân nước Việt Nam Tự do – Độc lập

Cây cầu sắt và những làng nghề, phố nghề mới quanh Hà Nội

Cầu Long Biên khởi công năm1889. Ban đầu, 40 kỹ sư, đốc công người Pháp hướng dẫn gần 3.000 công nhân Trung Quốc, nhưng họ sớm bị thay bởi những người thợ Việt Nam khéo léo và giỏi chịu đựng hơn. Hàng trăm thợ rèn làng Hoè Thị (Từ Liêm) là những thợ sắt xây cầu. Cầu hoàn thành thì phố Lò Rèn cũng sầm uất, bán lan can hoa sắt tinh xảo, lắp trên các phố mới. Nhiều người nhận gia công sắt thép khắp các xứ Đông Dương mà trở nên giàu có, mở mang ra phố Sinh Từ, Cửa Nam, Khâm Thiên, Sơn Tây, Ô Đông Mác… Những phố hàng bắt đầu như vậy, những người hàng phố đầu tiên là như vậy.

Các sĩ phu Bắc Hà vốn trọng chữ nghĩa, quý sự thanh tao, một ngày đầu thế kỷ 20, họ đã đứng dưới chân cầu Long Biên, chứng kiến công trình kỳ vĩ và thực sự choáng ngợp. Một bộ phận tiên phong đã can đảm gạt đi cái cao đạo cổ lỗ để dấn thân học hỏi những điều mới mẻ xuất hiện từ phương Tây – Phong trào Đông Du ra đời với hoài bão “Chấn dân khí, hưng dân trí, hoá dân cường”. Làn sóng yêu nước, giành độc lập tự do, tự lực tự cường cũng được nhen nhóm.

Trong 55 năm (1881-1936) có 2.600km đường sắt xây dựng tại Việt Nam, vận hành trôi chảy nhờ có ngành điện tín, thông tin đồng hành. Tàu chạy tới đâu, thông tin tín hiệu các ga thông suốt tới đó. Đặc biệt,tàu cao tốc (ô tô ray) chạy từ Hà Nội tới Hải Phòng hết 1,5 tiếng (95-102 km/giờ). Ngoài các kỹ sư người Pháp, toàn bộ nhân viên Việt Nam vận hành thông thạo hệ thống này. Hàng ngàn công nhân đường sắt có tay nghề cao làm việc tại các trạm bảo hành, nhà máy xe lửa Hà Nội, Vinh, Dĩ An.

Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam khởi động giấc mơ đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị trị giá hơn trăm tỷ USD. Câu hỏi là người dân và doanh nghiệp Việt Nam sẽ có bao nhiêu cơ hội phát triển công kỹ nghệ, thương mại? Bao nhiêu bạn trẻ Việt có cơ hội tham gia rèn luyện và thành đạt, giỏi giang trong công cuộc hiện đại hóa đường sắt Việt Nam?

Pháp lý xây dựng

Nghĩ và ngẫm về nội thất

Nội thất, song cùng kiến trúc, tiến bước dài, đang đứng cả hai chân trong hiện đại hóa, quốc tế hơn và tìm kiếm cái riêng, như một lộ trình tự nhiên. Trong sự đẹp và sang lên của nội thất kiến trúc, không tài nào tránh khỏi sự nhận ra: Nền kiến trúc hôm nay, đặc biệt là nội thất, bộc lộ rõ ràng và thách thức, một hiện tượng xã hội, tạm gọi một cách khoa học là Chủ nghĩa Hình thức, nói nôm na là trào lưu phô trương. Cái đẹp bị lấn át bởi nhận thức thiên lệch về cái sang. Cái sang không tương thích với sự giàu lên của quốc gia và xã hội.

Công dân Hà Nội kỳ vọng Quy hoạch Thủ đô có chất lượng cao: khắc phục khó khăn hiện tại, tạo cơ hội mới cho tương lai

Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Người dân Thủ Đô kỳ vọng vào Quy hoạch Thủ đô

Dự kiến Luật Thủ Đô sẽ được Quốc Hội thông qua trong vài ngày tới, Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng được báo cáo lấy ý kiến Quốc Hội, đây là những văn bản quan trọng, có nội dung tương liên với nhau và ảnh hưởng tới tương lai Thủ đô. Trước đó đã có Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về 2 bản Quy hoạch này. Là một công dân Thủ đô, tôi kỳ vọng vào các quy hoạch sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân Thủ Đô.

Luật Thủ đô với vấn đề cuộc sống dân sinh của người dân Thủ Đô

Dự kiến Kỳ họp Quốc hội thứ 7 sẽ thông qua Luật Thủ Đô và cũng dự kiến đưa Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lấy ý kiến Quốc Hội, đây là những văn bản quan trọng, có nội dung tương liên với nhau. Trước những cơ hội và thách thức của Thủ đô hiện tại, là một công dân Thủ đô, tôi kỳ vọng vào Luật Thủ đô sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân Thủ Đô.

Làm rõ đề bài dự thi “Ý tưởng quy hoạch công viên bãi nổi Sông Hồng“

Ngày 10/5/2024, Hà Nội tổ chức Lễ phát động cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng” do 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên phối hợp tổ chức. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố thể lệ cuộc thi cũng như trả lời các câu hỏi do các tổ chức, cá nhân tham gia dự thi đặt ra. Tuy vậy vẫn còn nhiều thông tin liên quan cần làm rõ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi