Mối nguy hiểm của PVC trong tường cách âm

Mối nguy hiểm của PVC trong tường cách âm

(Vietnamarchi) - Tường cách âm đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của ô nhiễm tiếng ồn. Chúng thường được chế tạo bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, trong đó, PVC (Polyvinyl Clorua) được cho là vật liệu phổ biến cho loại tường này.
14:34, 08/03/2024

PVC được sử dụng nhiều tại các dự án thiết kế nội thất và công trình xây dựng bởi giá cả phải chăng, dễ lắp đặt và độ bền cao. Tuy nhiên, tấm tường PVC có những nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng mà chúng ta cần lưu ý.

Ảnh minh họa

PVC và công dụng trong hệ thống cách âm

Nhựa polyvinyl clorua (PVC) – thường được gọi là vinyl là vật liệu nhựa tổng hợp đa năng, có nguồn gốc từ dầu mỏ và được đánh giá cao về hiệu quả chi phí và khả năng phục hồi. Nó được sử dụng trong bao bì, phụ tùng ô tô, đồ chơi trẻ em, quần áo, phụ kiện, dây điện, đồ nội thất, vật tư y tế và hàng trăm vật dụng hàng ngày khác.

Trong ngành kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng, PVC chiếm 60 - 70% tổng lượng tiêu thụ bởi vậy có thể nói đây là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất làm vật liệu xây dựng trên toàn thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại vật liệu này xung quanh nhà như trong đường ống, phụ kiện, sàn, mái nhà, khung cửa sổ… bao gồm cả hệ thống cách âm.

Trong ngành cách âm, PVC thường được sử dụng để tạo ra các bức tường cách âm, chủ yếu nhờ vào chi phí sản xuất tương đối rẻ. Các rào cản âm thanh dựa trên PVC được thiết kế để bảo vệ cộng đồng, nhà cửa và đường cao tốc khỏi tác động bất lợi của ô nhiễm tiếng ồn, mang lại hiệu quả kinh tế hơn để kiểm soát âm thanh trong môi trường đô thị và công nghiệp.

Một số nhược điểm của việc sử dụng PVC

Mặc dù PVC có thể mang lại hiệu quả kinh tế cùng với độ bền cao, nhưng cũng có những mối nguy hiểm và lo ngại tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng nó trong các bức tường cách âm.

Rủi ro sức khỏe

Không giống như hầu hết các loại nhựa khác, PVC có chứa clo. Hóa chất clo có liên quan đến một loạt các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe con người trong nhiều giai đoạn của chu trình sản xuất, bao gồm cả việc phát thải các hóa chất độc hại như dioxin trong quá trình sản xuất và xử lý.

Vật liệu này cũng chứa các chất phụ gia như phthalate và chì, có liên quan đến các rủi ro về sức khỏe, từ các vấn đề về hô hấp, khả năng gây ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

Năm 2020, tạp chí học thuật Cancer Spectrums đã công bố một báo cáo nêu rõ sự nguy hiểm của PVC đối với sức khỏe con người. Theo báo cáo này, ngay cả việc tiếp xúc cấp tính với một số chất có trong PVC này cũng có thể khiến con người bất tỉnh. Phơi nhiễm lâu hơn có thể có sức tàn phá nặng nề hơn, chẳng hạn như kích ứng phổi và thận, và trong trường hợp xấu hơn, nó có thể gây ra một dạng ung thư gan hiếm gặp.

PVC chứa các chất phụ gia, chẳng hạn như chất làm dẻo và chất ổn định, có thể bị rò rỉ theo thời gian và gây nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng tiếp xúc với môi trường hoặc hít hoặc nuốt phải. Trong đó, tiếp xúc trực tiếp với vinyl clorua là một trong những yếu tố gây nhiều rủi ro về vấn đề sức khỏe. Nghiên cứu tương tự cũng báo cáo rằng sống trong vòng mười dặm của bất kỳ cơ sở sản xuất PVC nào cũng sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc của người xung quanh với loại vật liệu này, qua đó góp phần phát triển bệnh ung thư sau nhiều năm tiếp xúc kéo dài.

Tác động môi trường

PVC được làm từ vật liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ bởi vậy, việc sản xuất hợp chất này có thể góp phần gây ra các vấn đề về môi trường, bao gồm việc giải phóng các hóa chất độc hại và khí nhà kính. PVC không thể phân hủy sinh học và đặt ra những thách thức cho việc xử lý và tái chế, dẫn đến khả năng gây ô nhiễm môi trường lâu dài.

Nguy cơ hỏa hoạn

Nguy cơ hỏa hoạn liên quan đến PVC trong các bức tường cách âm cũng là một mối lo ngại khác cần được quan tâm. Khi vật liệu PVC bắt lửa, chúng thải ra một hỗn hợp khí và khói độc hại, bao gồm hydro clorua và điôxin, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Hydro clorua có tính ăn mòn cao và có thể gây suy hô hấp khi hít phải, có khả năng dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng. Mặt khác, dioxin được biết đến với độc tính cực cao và có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, bao gồm cả các vấn đề về ung thư và sinh sản.

Khi PVC bắt lửa, nó làm tăng thêm rủi ro và thách thức cho lính cứu hỏa vì nó có thể tạo ra nhiệt độ cao. Hơn nữa, các phản ứng hóa học trong quá trình cháy còn che khuất tầm nhìn, tạo ra làn khói dày đặc, làm tăng lượng phát thải các chất độc hại vào khí quyển. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho sự an toàn của những người ở gần đám cháy mà còn làm phức tạp thêm tình trạng chữa cháy.

Hiện nay, ngày càng nhiều phong trào hướng tới việc tìm kiếm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe hơn PVC để làm tường cách âm.

Theo đó, kiến trúc sư có thể đảm bảo đáp ứng các tiêu chí này ngay từ đầu bằng cách chỉ định các vật liệu và thành phần xây dựng thay thế việc sử dụng PVC như: sử dụng gang hoặc đồng cho đường ống và hệ thống ống nước, nút chai hoặc cao su cho sàn đàn hồi, thép không gỉ hoặc polyme gốc sinh học để bảo vệ tường và nhôm hoặc gỗ cho khung cửa sổ… 

Tóm lại, không gian không có PVC giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, bền vững về môi trường và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xây dựng ngày càng nghiêm ngặt. Việc chuyển sang môi trường không có PVC sẽ phổ biến hơn bao giờ hết nhằm thúc đẩy kiến trúc lành mạnh và thân thiện với môi trường hơn.

archdaily

Pháp lý xây dựng

Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển và đánh giá các vật liệu xây dựng mới như vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite. Mục tiêu chính là khám phá khả năng của các vật liệu này trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì cho công trình xây dựng, cũng như đánh giá tác động môi trường so với các vật liệu truyền thống.

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.

Tập huấn Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Ngày 21/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và trực tuyến với các điểm cầu địa phương, doanh nghiệp, tổ chức. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội nghị.

Việt Nam và Dominicana thúc đẩy hợp tác sản xuất vật liệu xây dựng

Sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có bài tham luận về thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana trong lĩnh vực xây dựng.

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

Trong ngành chế biến gỗ, việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của quá trình sấy gỗ theo TCVN 13706:2023 đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm gỗ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi