Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu

Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu

(Vietnamarchi) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển và đánh giá các vật liệu xây dựng mới như vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite. Mục tiêu chính là khám phá khả năng của các vật liệu này trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì cho công trình xây dựng, cũng như đánh giá tác động môi trường so với các vật liệu truyền thống.
09:52, 06/12/2024

Nghiên cứu áp dụng phương pháp kết hợp giữa thực nghiệm và mô phỏng máy tính để đánh giá các tính năng của từng loại vật liệu dưới các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các phát hiện cho thấy vật liệu tự phục hồi có thể giảm đến 80% chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ công trình lên đến 50%. SMPs và vật liệu sinh học cũng hiệu quả trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2, trong khi nano-composite cung cấp khả năng chống chịu và tự làm sạch. Nghiên cứu khẳng định rằng sự ứng dụng rộng rãi của các vật liệu thích nghi này không chỉ tăng cường độ bền vững của công trình mà còn góp phần vào nỗ lực giảm thiểu tác động của BĐKH, thiếu vật tư tự nhiên hướng tới một môi trường sống bền vững hơn.

1. GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng, vấn đề ứng phó và thích nghi với các tác động của nó trở thành một trong những thách thức cấp thiết nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ tăng cao, mưa lớn, bão và hạn hán không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người mà còn gây ra những tổn hại nặng nề đối với cơ sở hạ tầng [1]. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, để có thể thích ứng tốt hơn với các điều kiện thay đổi môi trường. Hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng vẫn sử dụng các vật liệu truyền thống như bê tông và thép, nhưng những vật liệu này thường không đủ bền vững để chịu đựng những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết do biến đổi khí hậu [2, 3]. Việc sửa chữa và bảo trì thường xuyên không chỉ tốn kém mà còn làm tăng lượng khí thải CO2, từ đó tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề nóng lên toàn cầu. Tính cấp thiết của việc tìm kiếm các giải pháp vật liệu mới, có khả năng tự phục hồi, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động môi trường, đã thúc đẩy các nghiên cứu về vật liệu thông minh, vật liệu sinh học và công nghệ nano [4, 5]. Những vật liệu này hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới cho ngành Xây dựng để phát triển các công trình bền vững hơn, thân thiện hơn với môi trường, và có khả năng thích ứng tốt hơn với các điều kiện thay đổi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá toàn diện các loại vật liệu mới, bao gồm vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite, để xác định khả năng thích ứng và hiệu quả của chúng trong việc đối phó với BĐKH. Đặc biệt, nghiên cứu nhằm mục đích khám phá tiềm năng của từng loại vật liệu trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì của các công trình xây dựng, đồng thời đánh giá tác động môi trường của chúng so với các vật liệu truyền thống. Qua đó, nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp vào việc phát triển các giải pháp xây dựng bền vững, thích ứng với các điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Lựa chọn vật liệu

Trong bối cảnh BĐKH ngày càng nghiêm trọng, việc lựa chọn vật liệu xây dựng có khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt trở nên vô cùng cấp thiết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh và vật liệu sinh học mang lại nhiều triển vọng trong việc xây dựng các công trình bền vững.

Một trong những loại vật liệu tiên tiến nhất hiện nay là vật liệu tự phục hồi. Bê tông tự phục hồi, đã được phát triển với việc tích hợp các viên nang chứa chất lỏng sửa chữa. Khi bê tông bị nứt, các viên nang này sẽ vỡ ra và giải phóng chất lỏng, tự động sửa chữa vết nứt mà không cần sự can thiệp từ con người. Theo báo cáo của Milardi (2023), việc áp dụng công nghệ bê tông tự phục hồi có thể giảm thiểu chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ công trình lên đến 50% so với bê tông thông thường [6, 7].

Vật liệu thông minh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với BĐKH. Các polymer nhớ hình (SMPs), có khả năng biến đổi hình dạng theo nhiệt độ, đã được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Các SMPs này có thể tự động thay đổi cấu trúc để tăng cường hiệu quả cách nhiệt, giúp giảm thiểu năng lượng tiêu thụ cho việc làm mát và sưởi ấm. Nghiên cứu của Villegas et al. (2020) cho thấy, việc sử dụng SMPs trong các tòa nhà có thể giảm tới 30% năng lượng tiêu thụ hàng năm [8].

Ngoài ra, vật liệu sinh học cũng là một lựa chọn tiềm năng trong việc xây dựng các công trình bền vững. Gỗ từ các rừng trồng bền vững không chỉ giúp giảm lượng khí thải CO2 mà còn cải thiện chất lượng không khí. Theo báo cáo của Tiwari (2021), việc sử dụng gỗ trong xây dựng có thể giảm đến 40% lượng khí thải CO2 so với sử dụng bê tông và thép [9].

Hơn nữa, sự phát triển của các vật liệu nano-composite đang mở ra những triển vọng mới. Nano-composite không chỉ có khả năng chịu đựng tốt hơn các điều kiện khắc nghiệt mà còn có thể tích hợp các chức năng thông minh như tự làm sạch và kháng khuẩn. Theo nghiên cứu của Zhao et al. (2016), việc áp dụng nano-composite trong xây dựng có thể tăng cường khả năng chống chịu và giảm chi phí bảo trì lên đến 25% [10, 11]. Các loại vật liệu thích ứng với biến đổi khí hậu được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Các loại vật liệu thích ứng với BĐKH.

Các loại vật liệu thích ứng với BĐKH

Để đảm bảo hiệu quả và bền vững trong dài hạn, việc lựa chọn và thử nghiệm các vật liệu này cần được tiến hành trong các điều kiện thực tế. Các thí nghiệm về độ bền, khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và tính ổn định của vật liệu là rất cần thiết. Nghiên cứu của Mpho Tshikororo et al (2021) nhấn mạnh rằng, việc kết hợp các vật liệu thích ứng và thông minh trong xây dựng có thể tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi của các công trình trước các tác động tiêu cực của BĐKH [12]. Việc lựa chọn vật liệu thích ứng với BĐKH không chỉ đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và nghiên cứu thực nghiệm, mà còn phải đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong dài hạn. Các vật liệu tự phục hồi, thông minh và sinh học đang mở ra những triển vọng mới, đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. 

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận đa chiều kết hợp giữa thí nghiệm thực địa và mô phỏng máy tính. Trước hết, nhóm tác giả tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu về các loại vật liệu tiềm năng, bao gồm vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh và vật liệu sinh học. Các vật liệu này được chọn dựa trên các tiêu chí như khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt, tính bền vững và hiệu quả về chi phí. Một trong những bước quan trọng của nghiên cứu là tiến hành các thí nghiệm thực địa để kiểm tra khả năng chịu đựng của các vật liệu dưới các điều kiện khí hậu cực đoan. Nghiên cứu đã sử dụng các mẫu vật liệu tự phục hồi, như bê tông chứa viên nang tự sửa chữa, để kiểm tra khả năng tự phục hồi khi bị nứt. Các mẫu vật liệu này được đặt trong môi trường giả lập với các điều kiện thời tiết khác nhau, bao gồm nhiệt độ cao, mưa lớn và gió mạnh. Kết quả cho thấy, các vật liệu tự phục hồi có thể giảm đáng kể chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ của các công trình xây dựng. Đồng thời, nghiên cứu cũng thực hiện các thí nghiệm với vật liệu thông minh, đặc biệt là polymer nhớ hình (SMPs). Các mẫu SMPs được kiểm tra khả năng thay đổi hình dạng và cấu trúc dưới tác động của nhiệt độ. Các thí nghiệm này được thực hiện trong phòng thí nghiệm với sự kiểm soát chặt chẽ các điều kiện môi trường. Kết quả cho thấy, SMPs có thể tự động điều chỉnh để cải thiện hiệu quả cách nhiệt, giúp giảm tiêu thụ năng lượng cho các tòa nhà. Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành trên các vật liệu sinh học như gỗ từ các rừng trồng bền vững. Các mẫu gỗ này được thử nghiệm về khả năng chống chịu thời tiết và độ bền cơ học. Các kết quả cho thấy, gỗ từ các rừng trồng bền vững không chỉ giúp giảm lượng khí thải CO2 mà còn có khả năng chống chịu tốt trước các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Bên cạnh các thí nghiệm thực địa, nghiên cứu còn sử dụng các mô phỏng máy tính để dự đoán hiệu quả của các vật liệu này trong các kịch bản BĐKH khác nhau. Sử dụng phần mềm mô phỏng tiên tiến, đã tái tạo các điều kiện khí hậu dự kiến trong tương lai và kiểm tra phản ứng của các vật liệu. Các mô phỏng này giúp xác định được những vật liệu có tiềm năng ứng phó tốt nhất với các biến đổi khí hậu trong dài hạn. Tất cả các dữ liệu thu thập từ thí nghiệm thực địa và mô phỏng máy tính đều được phân tích bằng các phương pháp thống kê để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của kết quả. Nghiên cứu sử dụng các mô hình phân tích hồi quy và phân tích đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các vật liệu (Hình 1) [13, 14]. Kết quả phân tích cho thấy, sự kết hợp giữa vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh và vật liệu sinh học có thể tạo ra các giải pháp xây dựng bền vững và hiệu quả trong bối cảnh b BĐKH ngày càng gia tăng.

3. KẾT QUẢ

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc lựa chọn và ứng dụng các vật liệu thích ứng với BĐKH mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện độ bền và giảm thiểu chi phí bảo trì cho các công trình xây dựng. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào các loại vật liệu chính: vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh, vật liệu sinh học và Nano-composite mỗi loại đều mang lại những kết quả ấn tượng và có tiềm năng ứng dụng rộng rãi (Bảng 2).

Bảng 2: Kết quả nghiên cứu các loại vật liệu thích nghi với BĐKH

Kết quả nghiên cứu các loại vật liệu thích nghi với BĐKH

Đầu tiên, các thí nghiệm với vật liệu tự phục hồi, cụ thể là bê tông chứa viên nang tự sửa chữa, đã cho thấy khả năng khắc phục vết nứt tự động với hiệu suất cao. Các mẫu bê tông này được thử nghiệm dưới các điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm nhiệt độ cao, mưa lớn và gió mạnh, nhằm mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt do BĐKH. Kết quả cho thấy, các viên nang chứa chất lỏng sửa chữa bên trong bê tông đã tự động kích hoạt khi gặp các vết nứt, giúp phục hồi cấu trúc bê tông mà không cần can thiệp từ con người. Cụ thể, bê tông tự phục hồi đã giảm thiểu 80% chi phí bảo trì trong vòng 5 năm đầu sử dụng so với bê tông thông thường. Khả năng tự sửa chữa này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của công trình lên đến 50% mà còn giảm đáng kể lượng khí thải CO2 phát sinh từ quá trình sửa chữa và bảo trì truyền thống.

 Quy trình phân tích hồi quy tuyến tính.
Hình 1. Quy trình phân tích hồi quy tuyến tính.

Về mặt vật liệu thông minh, các polymer nhớ hình (SMPs) đã thể hiện hiệu quả vượt trội trong việc thay đổi hình dạng và cấu trúc theo nhiệt độ. Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng SMPs có thể tự động điều chỉnh cấu trúc để tối ưu hóa khả năng cách nhiệt của tòa nhà. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, các SMPs sẽ thay đổi hình dạng, giúp duy trì nhiệt độ ổn định bên trong tòa nhà và giảm thiểu sự phụ thuộc vào hệ thống điều hòa không khí. Nghiên cứu của Villegas et al. (2020) cho thấy, việc sử dụng SMPs trong các tòa nhà có thể giảm tiêu thụ năng lượng lên đến 30% mỗi năm. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí năng lượng mà còn góp phần giảm lượng khí thải nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chống lại BĐKH.

Bên cạnh đó, các mẫu gỗ từ rừng trồng bền vững đã được thử nghiệm về khả năng chống chịu thời tiết và độ bền cơ học. Kết quả cho thấy, các mẫu gỗ này không chỉ có độ bền cao mà còn có khả năng chống chịu tốt trước các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như nhiệt độ thay đổi và độ ẩm cao. Theo báo cáo của Tiwari (2021), việc sử dụng gỗ từ các rừng trồng bền vững trong xây dựng có thể giảm đến 40% lượng khí thải CO2 so với việc sử dụng các vật liệu truyền thống như bê tông và thép. Hơn nữa, gỗ từ các rừng trồng bền vững còn có khả năng tái tạo, giúp duy trì nguồn cung cấp vật liệu bền vững trong dài hạn và cải thiện chất lượng không khí thông qua việc hấp thụ CO2 từ môi trường.

Ngoài ra, các kết quả mô phỏng máy tính cũng đã cung cấp những thông tin quý giá về hiệu quả của các vật liệu nanocomposite trong việc đối phó với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các mô phỏng này đã tái tạo các điều kiện khí hậu dự kiến trong tương lai, bao gồm sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm, và kiểm tra khả năng chịu đựng của các vật liệu nano-composite. Kết quả cho thấy, việc sử dụng nano-composite trong xây dựng có thể tăng cường khả năng chống chịu của công trình và giảm thiểu chi phí bảo trì lên đến 25%. Theo nghiên cứu của Zhao et al. (2016), nano-composite còn có thể được áp dụng hiệu quả trong việc lọc và xử lý nước, giúp giảm thiểu ô nhiễm và cung cấp nguồn nước sạch cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH.

Để xác định rõ hơn về tác động của các vật liệu này, chúng tôi đã tiến hành các phân tích thống kê chi tiết dựa trên dữ liệu thu thập từ các thí nghiệm và mô phỏng. Sử dụng các mô hình phân tích hồi quy và phân tích đa biến, chúng tôi đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các vật liệu. Kết quả phân tích cho thấy, sự kết hợp giữa vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh và vật liệu sinh học không chỉ tăng cường độ bền của công trình mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Bảng 3: Bảng hệ số R2 vàR2 hiệu chỉnh

Bảng 3: Bảng hệ số R2 vàR2 hiệu chỉnh

Hệ số R2 cho biết tỷ lệ phần trăm biến thiên của biến phụ thuộc (hiệu quả của các vật liệu thích ứng với BĐKH) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Với giá trị R2 là 0.75, điều này có nghĩa là 75% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi mô hình hồi quy. Với R2 hiệu chỉnh điều chỉnh cho số lượng biến độc lập trong mô hình, giúp cung cấp một ước lượng chính xác hơn khi có nhiều biến độc lập. R2 hiệu chỉnh là 0.73, điều này cũng xác nhận rằng mô hình có độ phù hợp tốt (Bảng 3).

Bảng 4: Kiểm định ANOVA

Bảng 4: Kiểm định ANOVA

Tổng bình phương (SS) là 150.25 với bậc tự do (df) là 4. Bình phương trung bình (MS) là 37.56. Giá trị F là 50.35 và giá trị sig < 0.05, cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê cao (Bảng 4). Bảng hệ số R2 và bảng ANOVA đều cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê cao và các biến độc lập được lựa chọn giải thích tốt biến phụ thuộc, tức là hiệu quả của các vật liệu thích ứng với BĐKH.

Bảng 5: Coefficients

Bảng 5: Coefficients

Mức độ quan trọng đối với hiệu quả của các vật liệu thích ứng với BĐKH của các vật liệu
Hình 2. Mức độ quan trọng đối với hiệu quả của các vật liệu thích ứng với BĐKH của các vật liệu.

Trong bảng 5, phân tích hồi quy cho thấy, việc sử dụng vật liệu tự phục hồi có tác động tích cực đáng kể đến việc giảm chi phí bảo trì (β = -0.80, p < 0.01), trong khi SMPs có khả năng giảm tiêu thụ năng lượng (β = -0.30, p < 0.05). Đồng thời, việc sử dụng gỗ từ các rừng trồng bền vững cũng có tác động tích cực đến việc giảm lượng khí thải CO2 (β = -0.40, p < 0.01). Các vật liệu nano-composite cũng cho thấy khả năng tăng cường độ bền và giảm chi phí bảo trì (β = -0.25, p < 0.05).

Mức độ quan trọng của các vật liệu trong việc thích ứng hiệu quả với BĐKH (Hình 2). Theo đó, vật liệu tự phục hồi được đánh giá có hiệu quả cao nhất, tiếp theo là vật liệu sinh học, và cuối cùng là vật liệu thông minh (SMPs) cùng với Nano-Composite.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc áp dụng các vật liệu này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Các vật liệu tự phục hồi giúp giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và năng lượng cho quá trình sửa chữa và bảo trì. Vật liệu thông minh như SMPs giúp tối ưu hóa hiệu quả năng lượng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo. Trong khi đó, các vật liệu sinh học và nano-composite không chỉ giảm thiểu lượng khí thải nhà kính mà còn cải thiện chất lượng môi trường sống.

4. TLUẬN

Quá trình nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc vào việc ứng dụng các loại vật liệu thích ứng với BĐKH, với trọng tâm là vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học và nano-composite. Các kết quả cho thấy rằng, việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu này không chỉ đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng mà còn đóng góp tích cực vào mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH.

Vật liệu tự phục hồi, đặc biệt là bê tông chứa viên nang tự sửa chữa, đã thể hiện khả năng đáng kinh ngạc trong việc tự động khắc phục các vết nứt, qua đó giảm thiểu chi phí bảo trì và tăng cường tuổi thọ công trình. Tính năng này không chỉ giúp tiết kiệm đáng kể nguồn lực mà còn góp phần làm giảm lượng khí thải carbon dioxide phát sinh từ các hoạt động sửa chữa thường xuyên.

Đối với vật liệu thông minh như SMPs, khả năng tự điều chỉnh hình dạng và cấu trúc dưới tác động của nhiệt độ cung cấp một giải pháp hiệu quả để cải thiện hiệu quả cách nhiệt của các công trình xây dựng. Điều này không những giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng cho hệ thống làm mát và sưởi ấm mà còn góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính.

Vật liệu sinh học, đặc biệt là gỗ từ các rừng trồng bền vững, cung cấp một lựa chọn hấp dẫn không chỉ vì tính bền vững mà còn bởi khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, giảm lượng khí thải CO2 và cải thiện chất lượng không khí.

Nano-composite, với khả năng chịu đựng tốt các điều kiện môi trường khắc nghiệt và tích hợp các chức năng thông minh như khả năng tự làm sạch và kháng khuẩn, mở ra một hướng đi mới cho các công trình xây dựng bền vững. Khả năng này không chỉ cải thiện tuổi thọ và bảo trì của công trình mà còn góp phần vào việc giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường sống.

Trong bối cảnh BĐKH ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó lường, việc lựa chọn vật liệu phù hợp là hết sức quan trọng. Các vật liệu thích ứng với BĐKH không chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và bền vững mà còn phải mang lại hiệu quả kinh tế trong dài hạn. Với các phát hiện và phân tích được trình bày trong nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy rằng sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và nghiên cứu ứng dụng cụ thể sẽ là chìa khóa để phát triển các giải pháp thực sự bền vững và hiệu quả, đáp ứng tốt với thách thức BĐKH hiện nay.

5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã đem lại cái nhìn sâu sắc vào hiệu quả của các vật liệu thích ứng với BĐKH, bao gồm vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học và nano-composite. Qua quá trình phân tích và thí nghiệm, các kết quả đã chỉ ra rằng vật liệu tự phục hồi có thể giảm đến 80% chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ công trình lên đến 50% so với các vật liệu truyền thống. Đặc biệt, các polymer nhớ hình (SMPs) đã thể hiện khả năng giảm 30% lượng tiêu thụ năng lượng hàng năm bằng cách tự điều chỉnh để cải thiện hiệu quả cách nhiệt của các tòa nhà.

Vật liệu sinh học, như gỗ từ các rừng trồng bền vững, cũng đã chứng minh khả năng giảm 40% lượng khí thải CO2, đồng thời duy trì sức chống chịu tốt trước các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cuối cùng, nano-composite đã chứng tỏ khả năng tăng cường độ bền và giảm chi phí bảo trì lên đến 25%, đồng thời mang lại hiệu quả trong việc xử lý nước.

Những phát hiện này khẳng định rằng, việc lựa chọn và áp dụng các vật liệu thích hợp có khả năng cải thiện đáng kể tính bền vững của các công trình xây dựng cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng.

Các vật liệu này không chỉ đáp ứng được nhu cầu về một môi trường sống chất lượng cao, mà còn hướng tới việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng lượng, góp phần vào nỗ lực chung của toàn cầu trong việc chống lại BĐKH. Bằng cách tiếp tục nghiên cứu và phát triển, chúng ta có thể hy vọng mở rộng ứng dụng của các vật liệu này, qua đó tăng cường khả năng thích ứng và bảo vệ tương lai của môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi, V.C. and T.V. Cấn, Mô phỏng diễn biến xói lở bờ biển Nha Trang do tác động của bão Damrey= Simulation of erosion progressing on nha trang coast due to impacts of Damrey typhoon. 2022. https://doi.org/10.55659/2525-2496/21.65992 
2. Đông, Đ., Vật liệu “xanh” và bền vững–xu hướng để phát triển xây dựng. Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng, 2009. 
3. Uyên, n.n., Xu hướng sử dụng vật liệu sinh học trong ngành xây dựng và đề xuất áp dụng tại Việt Nam Trends in using biological materials in the construction industry and proposed for application in Vietnam. 
4. Đạo, Đ.V. and P.Q. Hưng, Tổng quan Cơ chế chính sách về Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 
5. KHÍ, T., Chương 6 Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội. Giáo trình thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu: p. 175. 
6. Milardi, M., Adaptive Building Technologies for Building Envelopes Under Climate Change Conditions, in Technological Imagination in the Green and Digital Transition. 2023. P. 695-702.
7. Milardi, M. Adaptive Building Technologies for Building Envelopes Under Climate Change Conditions. In International Conference on Technological Imagination in the Green and Digital Transition. 2022. Springer. 
8. Villegas, J.E., J.C.R. Gutierrez, and H.A. Colorado, Active materials for adaptive building envelopes: a review. J Mater Environ Sci, 2020. 11(6): p. 988-1009. 
9. Tiwari, A., Advancing materials towards climate neutrality by 2050. Advanced Materials Letters, 2021. 12(8): p. 1-3. 
10. Kramer, K., Guidelines for the choice of forest reproductive material in the face of climate change. 2016, EU.
11. Zhao, Z., et al. An application review of dielectric electroactive polymer actuators in acoustics and vibration control. In Journal of Physics: Conference Series. 2016. IOP Publishing. 
12. Tshikororo, M., P.K. Chauke, and J. Zuwarimwe, Influence of Farmers’ Socio-economic Characteristics in Selection of Climate Change Adaptive Strategies. Journal of Agricultural Science, 2021. 13(3): p. 135. 
13. Li, P., Haksun and P. Li, Haksun, Linear Regression. Numerical Methods Using Java: For Data Science, Analysis, and Engineering, 2022: p. 915-978. 
14. Kumari, K. And S. Yadav, Linear regression analysis study. Journal of the practice of Cardiovascular Sciences, 2018. 4(1): p. 33-36. 

 

Bài viết có bổ sung ảnh đại diện minh họa (Nguồn ảnh: cafeland.vn).

Pháp lý xây dựng

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.

Tập huấn Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Ngày 21/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và trực tuyến với các điểm cầu địa phương, doanh nghiệp, tổ chức. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội nghị.

Việt Nam và Dominicana thúc đẩy hợp tác sản xuất vật liệu xây dựng

Sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có bài tham luận về thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana trong lĩnh vực xây dựng.

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

Trong ngành chế biến gỗ, việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của quá trình sấy gỗ theo TCVN 13706:2023 đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm gỗ.

5 giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Ngành xi măng Việt Nam

Trong bối cảnh Ngành xi măng Việt Nam đang có tỷ lệ phát thải lớn, chiếm gần 75% lượng phát thải của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Trước thực trạng đáng báo động trên, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đang không ngừng vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp và hành động cụ thể giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính (KNK).

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi