Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.
17:41, 03/12/2024
Sản xuất nội thất tại Công ty TNHH nội thất Mạnh Hệ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Nhung/ TTXVN).
Sản xuất nội thất tại Công ty TNHH nội thất Mạnh Hệ, Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Hồng Nhung/ TTXVN).

Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực, bước vào giai đoạn chuyển mình. Không chỉ mở rộng vị thế thương mại, doanh nghiệp gỗ còn từng bước khẳng định ở các phương diện công nghệ, sản xuất xanh và phát triển bền vững.

Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ vọng có thể mang về từ 15,5-16 tỷ USD trong năm nay.

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%. Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.

So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc đều tăng trưởng mạnh với hai con số; riêng thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ.

Trong 15 thị trường xuất khẩu chính, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất tại Tây Ban Nha với mức tăng trên 63%.

Nắm cơ hội tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường, một số sản phẩm xuất khẩu chính đều tăng khá như dăm gỗ (tăng gần 38%), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng trên 20%).

Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã nỗ lực, chủ động trong sản xuất, cũng như tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Đơn hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây Dựng và sản xuất MDF Hải Dương tăng trưởng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Phạm Ánh Dương, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây Dựng và sản xuất MDF Hải Dương (Vinamdf) vui mừng cho biết doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý 1/2025.

Còn với Công ty trách nhiệm hữu hạn Kẻ Gỗ, doanh nghiệp cũng vật lộn với nhiều khó khăn sau 2 năm có dịch COVID-19, nhưng năm nay đơn hàng đã có sự tăng trưởng trở lại.

Ông Trịnh Xuân Dương, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Kẻ Gỗ cho biết thị trường sẽ ổn định và phát triển.

Các sản phẩm ván dán, viên nén, dăm gỗ trong năm 2024 có tăng trưởng từ 25- 30%.

Thị trường ván dán của Việt Nam chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia; viên nén chủ yếu xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc trong khi thị trường chủ lực của dăm gỗ Việt Nam là Trung Quốc.

Với những rủi ro từ thị trường, bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ phải thích ứng nhanh, đẩy nhanh tốc độ phân tích số liệu cũng như xử lý tình huống. Điển hình là xu thế sản xuất và tiêu dùng tuần hoàn, doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi này. Hay việc chuyển dịch mạnh trong cơ cấu sản phẩm với việc cho ra đời nhiều sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

Năm 2025, doanh nghiệp tập trung phát triển nguồn nguyên liệu, rừng có chứng nhận, đồng thời, xây dựng kế hoạch mở rộng sản xuất.Sau thời gian có những biến động về chính trị, thị trường, lãi suất… ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá những vấn đề này đang có những tín hiệu tốt lên, tồn kho đang giảm, trong khi nhu cầu sản phẩm gỗ trên toàn cầu không giảm.

Sự gia tăng trong xuất khẩu cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang hồi phục và sản phẩm của Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ các doanh nghiệp FDI vừa giỏi về sản xuất, vừa làm tốt thị trường, trong khi doanh nghiệp Việt Nam mới làm tốt khâu sản xuất, còn yếu khâu thị trường, khâu xúc tiến thương mại.

Đóng gói sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu tại Bình Dương. (Ảnh: TTXVN phát)
Đóng gói sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu tại Bình Dương (Ảnh: TTXVN phát).

Các doanh nghiệp FDI mở công ty, kho, văn phòng, cửa hàng tại thị trường lớn; công tác thị trường rất hoàn chỉnh. Ngành gỗ Việt Nam đang hướng đến việc này. Các hiệp hội, doanh nghiệp đẩy mạnh khâu thị trường, xúc tiến thương mại sẽ giúp nâng vai trò của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp FDI.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, hiện ngày càng có nhiều triển lãm, xúc tiến thương mại chuyên ngành và nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khác liên quan đến ngành cũng tham gia xúc tiến thương mại của doanh nghiệp ngành gỗ.

Đồng thời, tương lai sẽ có nhiều kế hoạch cho các hội chợ tại các thành phố lớn, địa điểm trọng yếu của ngành gỗ sẽ thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng cho ngànhTuy nhiên, các sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có nguy cơ phải đối diện các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, cách tốt nhất để cải thiện "sức khỏe" của ngành gỗ là các giải pháp về kỹ thuật, nâng cao công nghệ trong sản xuất; hướng tới sản xuất xanh, giảm phát thải.

Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển các thiết kế, nâng cao chất lượng đồ gỗ Việt Nam. Cùng đó, là có các giải pháp quản trị doanh nghiệp; trong đó, ưu tiên chuyển đổi số.

Trước những thách thức đặt ra cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho rằng, cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại ngành chế biến gỗ, nhất là qua các hội chợ, triển lãm chuyên ngành.

Đặc biệt, để chuẩn bị nguồn nguyên liệu hợp pháp, chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm lâm sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang triển khai cấp thí điểm mã số vùng trồng rừng nguyên liệu tại các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái.

Sau đó, đánh giá nhân trên diện rộng, nhằm từng bước cung cấp gỗ có nguồn gỗ hợp pháp đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế, đặc biệt là Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU./.

Bài viết có bổ sung ảnh đại diện minh họa (Nguồn ảnh: Internet).

https://www.vietnamplus.vn/xuat-khau-go-cua-ca-nuoc-du-kien-thu-ve-16-ty-usd-trong-nam-nay-post998704.vnp

Pháp lý xây dựng

AMY GRUPO – Khơi nguồn sức sống, sáng tạo không gian

Từ ngày 19/03 - 23/03/2025, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng quốc gia (01 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội), diễn ra triển lãm Quốc tế Vietbuild 2025, nơi AMY GRUPO sẽ đưa khách hàng bước vào một hành trình khám phá tuyệt vời với chủ đề L.I.F.E ON – Khơi nguồn sức sống, sáng tạo không gian.

Giải pháp Lam chắn nắng ba chế độ - Hướng đi mới cho kiến trúc nhiệt đới

Khí hậu nhiệt đới với nắng gay gắt, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn đặt ra thách thức lớn cho kiến trúc, đặc biệt tại Việt Nam. Lam chắn nắng từ lâu đã là giải pháp quan trọng giúp kiểm soát ánh sáng, giảm nhiệt và bảo vệ vật liệu xây dựng, tăng tuổi thọ công trình. Từ các thiết kế truyền thống như mái hiên, cửa chớp đến hệ lam hiện đại sử dụng vật liệu tiên tiến như nhôm, kính, thép, gỗ kỹ thuật, giải pháp này ngày càng hoàn thiện, vừa nâng cao hiệu quả năng lượng vừa tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho công trình.

Thiếu hụt hơn 3 triệu m3 vật liệu xây dựng phục vụ dự án trọng điểm cao tốc phía Nam

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội: Nguồn cung Vật liệu xây dựng dồi dào sẵn sàng cho mùa cao điểm xây dựng

Theo đó, tại thời điểm sau Tết, nhiều tuyến phố chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội như Minh Khai, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Đê La Thành… nhiều doanh nghiệp và đại lý, cửa hàng vật liệu xây dựng đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu cho mùa cao điểm xây dựng vào tháng 3 sắp tới.

Chìa khóa cho Kỹ thuật tre trong Thiết kế kết cấu: Trường hợp của Panyaden Hall

Nằm ở trung tâm Chiang Mai, một thành phố giàu lịch sử và di sản văn hóa của miền bắc Thái Lan, Panyaden Hall , hoàn thành vào năm 2017, mang trong mình câu chuyện về sự đổi mới kỹ thuật và lòng tôn kính truyền thống, được tái hiện qua tre. Kết hợp nghề thủ công Thái Lan hàng thế kỷ với các giải pháp thiết kế hiện đại, dự án phản ánh tinh thần của Chiangmai Life Architects , một công ty tận tụy nâng cao vật liệu tự nhiên lên tiềm năng cao nhất của chúng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số giải pháp kết cấu đương đại được áp dụng cho dự án mang tính biểu tượng này, tiếp tục tiết lộ tiềm năng thực sự của tre và mang đến một góc nhìn mới về kiến ​​trúc bền vững và kỹ thuật tre.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi